Nghị án là hoạt động bắt buộc của hội đồng xét xử trước khi tuyên án tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm. Nếu như mẫu biên bản nghị án sơ thẩm đã được Hội đồng thẩm phán ban hành thì việc tất nhiên mẫu biên bản nghị án phúc thẩm cũng được chủ thể ban hành trong cùng một Nghị quyết.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghị án là gì?
Nghị án là khái niệm không được giải thích trong bất kỳ văn bản pháp luật tố tụng hình sự nào, tuy nhiên trên cơ sở các quy định khác, có thể hiểu nghị án là hoạt động của hội đồng xét xử trong một khoảng thời gian nhất định trước khi tuyên án, nhằm thảo luận, biểu quyết và quyết định các vấn đề quan trọng của vụ án.
Nghĩa vụ lập biên bản nghị án được ghi nhận tại Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự, theo đó: “Khi nghị án phải lập biên bản. Biên bản nghị án phải được tất cả thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.”
Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử phúc thẩm là văn bản do Hội đồng xét xử phúc thẩm ban hành nhằm ghi nhận lại sự kiện, quá trình thảo luận, biểu quyết, quyết định các vấn đề của vụ án trên cơ sở căn cứ các chứng cứ và tài liệu đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật. Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải đảm bảo các nội dung: Giờ, ngày, tháng, năm ra biên bản; tên
Biên bản nghị án là văn bản bắt buộc mà thành viên hội đồng xét xử phải tiến hành, là văn bản ghi chép lại toàn bộ nội dung nghị án, là căn cứ chứng minh quyết định được tuyên là có cơ sở, được trải qua quá trình thảo luận, biểu quyết và quyết định để đi đến kết quả cuối cùng, biên bản này còn chứng minh hoạt động của Hội đồng xét xử là hợp pháp, là sự đánh giá, xem xét trong một thời gian để được ra quyết định, đặc biệt là quyết định trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, tránh tình trạng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bị cáo.
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán.
Trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật, quy định về nghị án chỉ được ghi nhận tại Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự, điều đó chứng tỏ rằng hoạt động nghị án ở điều luật này sẽ áp dụng cho cả nghị án của Hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, cụ thể:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện nghị án: Chỉ Thẩm phán mới có quyền nghị án,
Thứ hai, địa điểm nghị án: Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án.
Thứ ba, vai trò của chủ tọa phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án.
Thứ tư, tiến hành nghị án: Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
Thứ năm, nguyên tắc nghị án: Việc nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
Thứ sau, các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án:
– Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;
– Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp;
– Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng;
– Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;
– Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;
– Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa;
– Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
– Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.
Thứ bảy, thời hạn nghị án: Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể quyết định kéo dài thời gian nghị án nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải
Thứ tám, những quyết định có thể ban hành sau khi kết thúc nghị án: (1) Ra bản án và tuyên án; (2) Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ; (3) Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ; (4) Tạm đình chỉ vụ án. Hội đồng xét xử phải
Như vậy, hoạt động nghị án giữa phúc thẩm và sơ thẩm có sự khác nhau xuất phát từ bản chất của hoạt động xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, ngày cả về thành phần hội đồng xét xử cũng có có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nghị án là một thủ tục, việc điều chỉnh để phù hợp với thẩm quyền của mình được Bộ luật tố tụng hình sự ghi nhận là điều mà hội đồng xét xử có thể thực hiện được.
2. Mẫu biên bản nghị án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÒA ÁN(1)…………………….
BIÊN BẢN NGHỊ ÁN
Vào hồi…..giờ…..ngày…..tháng…..năm…..;
Tại:(2)……………
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:(3)
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)..
Thẩm phán: Ông (Bà)………………..
Tiến hành nghị án vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số:…/…/TLPT-HS ngày…tháng…năm….đối với:
Bị cáo(4)………………sinh ngày……..tháng……..năm………..tại….………đã bị
Căn cứ Điều 299 và Điều 326 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ các chứng cứ và tài liệu đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật.
HỘI ĐỒNG XÉT XỬ THẢO LUẬN, BIỂU QUYẾT, QUYẾT ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CỦA VỤ ÁN NHƯ SAU:(8)
……
Nghị án kết thúc vào hồi…….giờ..….phút..…, ngày..…tháng..…năm.…
Biên bản nghị án đã được đọc lại cho tất cả các thành viên Hội đồng xét xử cùng nghe và ký tên.
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản nghị án:
(1) ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm; nếu là
(2) ghi địa điểm nơi tiến hành phiên tòa (ví dụ: Tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh H; hoặc: Tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện T, tỉnh X).
(3) ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán; nếu là Tòa án quân sự thì ghi cấp bậc quân hàm và ghi họ tên của Thẩm phán.
(4) nếu có nhiều bị cáo thì ghi thứ tự từng người một; trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên pháp nhân thương mại, địa chỉ trụ sở chính, họ tên người đại diện theo pháp luật.
(5) ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm.
(6) và (7) ghi cụ thể tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định.
(8) ghi các ý kiến thảo luận, biểu quyết và quyết định của Hội đồng xét xử theo từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, nếu có ý kiến khác thì ghi rõ ý kiến của thành viên Hội đồng xét xử có ý kiến khác.
Cơ sở pháp lý:
Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành