Quá trình giám định ,kết quả giám đinh, niêm phong giám định đều được ghi nhận trong các văn bản, vì vậy khi mở niêm phong giám định tư pháp cũng cần được ghi nhận thông qua biên bản. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn về mẫu biên bản này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản mở niêm phong giám định tư pháp thông tin truyền thông là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản mở niêm phong giám định tư pháp thông tin truyền thông:
- 3 3. Hướng dẫn mẫu biên bản mở niêm phong giám định tư pháp thông tin truyền thông:
- 4 4. Quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông:
1. Biên bản mở niêm phong giám định tư pháp thông tin truyền thông là gì?
Biên bản mở niêm phong giám định tư pháp thông tin truyền thông là văn bản ghi nhận sự kiện tiến hành thủ tục mở niêm phong tài liệu hồ sơ, đối tượng trưng cầu/yêu cầu giám định theo yêu cầu tại Quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.
Biên bản mở niêm phong giám định tư pháp thông tin truyền thông được dùng làm cơ sở chứng minh cho hoạt động mở nghiêm phong, là căn cứ để chứng minh tính đúng pháp luật trong quá trình sử dụng kết quả giám định tư pháp.
2. Mẫu biên bản mở niêm phong giám định tư pháp thông tin truyền thông:
(1) ……
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN MỞ NIÊM PHONG
Hôm nay, hồi …. giờ…. ngày …….. tháng ….. năm…. tại: ……… (2)
Chúng tôi gồm:
1- Đại diện cơ quan trưng cầu/yêu cầu giám định:
+ Ông (bà) …… chức vụ…………….
+ Ông (bà) ……… chức vụ ……..
2- Đại diện ……….. (3):
+ Ông (bà) ………… chức vụ ….
+ Ông (bà) ………… chức vụ ………..
3- Người chứng kiến (nếu có):
Ông (bà) ……… (4)
Tiến hành thủ tục mở niêm phong tài liệu hồ sơ, đối tượng trưng cầu/yêu cầu giám định theo yêu cầu tại Quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định số…. (5) sau đây:
……….
(Chú ý: Ghi nhận rõ tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, trích yếu nội dung và tình trạng tài liệu, đối tượng giám định khi tiến hành mở niêm phong).
Biên bản mở niêm phong đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và đại diện ký xác nhận; biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Việc mở niêm phong hoàn thành hồi …. giờ …. ngày …../…./….
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN TRƯNG CẦU/ YÊU CẦU
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN ……………………(3)
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản mở niêm phong giám định tư pháp thông tin truyền thông:
(1) Tên cơ quan/Giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(2) Địa điểm tiến hành mở niêm phong.
(3) Tên cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân yêu cầu.
(4) Ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ người chứng kiến.
(5) Số văn bản trưng cầu (hoặc yêu cầu) giám định.
4. Quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông:
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
– Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
– Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
+ Là có bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp (trường hợp bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sỹ, bằng tiến sỹ do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp thì các bằng đó phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên) thuộc một trong các lĩnh vực đào tạo sau đây: Báo chí; Xuất bản (bao gồm: xuất bản, in, phát hành); Bưu chính; Viễn thông; Công nghệ Thông tin; Điện tử; Phát thanh, Truyền hình; Luật; Kinh tế; Lĩnh vực đào tạo khác phù hợp với chuyên môn đề nghị bổ nhiệm.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên; (là đã trực tiếp làm công tác chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo quy định tại khoản 2 Điều này liên tục từ đủ 03 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức chính thức hoặc ký
– Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
– Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông:
+ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này, lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Tổ chức cán bộ;
+ Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương: Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 5 Thông tư này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu và đối tượng giám định
– Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản và được thực hiện theo các quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp. Chỉ nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định hợp lệ, đúng đối tượng trưng cầu, yêu cầu và đúng đối tượng được trưng cầu, yêu cầu.
– Khi tiếp nhận đối tượng cần giám định, tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có) trong tình trạng niêm phong thì trước khi mở phải kiểm tra kỹ niêm phong. Quá trình mở niêm phong phải có sự chứng kiến của cá nhân hoặc đại diện tổ chức thực hiện giám định và người trưng cầu, yêu cầu giám định. Mọi thông tin, diễn biến liên quan đến quá trình mở niêm phong phải được ghi vào biên bản mở niêm phong và có chữ ký xác nhận của các bên tham gia, chứng kiến.
– Đối với trưng cầu, yêu cầu giám định không hợp lệ thì cá nhân hoặc tổ chức được trưng cầu, yêu cầu thực hiện giám định phải có văn bản trả lại cơ quan hoặc người trưng cầu, yêu cầu và nêu rõ lý do.
– Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho cơ quan hoặc người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hồ sơ giám định tư pháp
– Hồ sơ giám định tư pháp là toàn bộ các căn cứ pháp lý, văn bản giám định, kết luận giám định và các tài liệu khác có liên quan đến toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động giám định.
– Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông phải được lập theo mẫu thống nhất và bao gồm đầy đủ các nội dung.
Cử người tham gia giám định tư pháp
– Tại Bộ Thông tin và Truyền thông:
+ Trường hợp Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu giám định, đề xuất hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể theo quy định tại Điều 28 Luật Giám định tư pháp, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cử người thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu.
Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp có nội dung không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Bộ từ chối giám định tư pháp và trả lời cơ quan trưng cầu giám định.
+ Trường hợp các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định thuộc thẩm quyền giải quyết, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận và phân công người thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.
– Tại Sở Thông tin và Truyền thông:
+ Trường hợp Sở Thông tin và Truyền thông nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu giám định, quyết định hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể theo quy định tại Điều 28 Luật Giám định tư pháp; trả lời cơ quan trưng cầu giám định danh sách người được phân công thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu;
+ Trường hợp nội dung giám định không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm từ chối giám định tư pháp và trả lời bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định.
– Tổ chức, người được phân công giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận nội dung trưng cầu giám định, tổ chức thực hiện giám định, kết luận về các nội dung giám định và trả lời cơ quan trưng cầu giám định tư pháp theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng giám định các nội dung được giao, tổ chức, người được phân công giám định tư pháp phải từ chối bằng văn bản. Văn bản từ chối được gửi cho người giao nhiệm vụ và cơ quan trưng cầu giám định.