Trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án có thể tiến hành lấy lời khai của đương sự theo trình tự, thủ tục cụ thể. Và khi tiến hành lấy lời khai đương sự, Thư ký Tòa án sẽ tiến hành ghi chép lại toàn bộ quá trình lấy lời khai vào biên bản lấy lời khai theo mẫu.
Mục lục bài viết
1. Biên bản lấy lời khai của đương sự là gì?
Biên bản lấy lời khai của đương sự là mẫu biên bản được sử dụng khi Cơ quan, chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện lấy lời khai của các đương sự, và do Thư ký
Lời khai là lời trình bày của bị can, bị cáo, người bị hại, người bị tạm giữ, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự mà người này đã thực hiện hoặc biết được theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án theo trình tự luật định nhằm giải quyết vụ án một cách đúng đắn, khách quan.
Theo quy định tại Điều 68,
“Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Và lời khai của đương sự chính là một nguồn chứng cứ không thể thiếu, được sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Biên bản lấy lời khai của đương sự là văn bản ghi chép lại những thông tin của người chủ thể tiến hành lấy lời khai của đương sự, thông tin về đương sự được lấy lời khai, nội dung lời khai. Hơn thế nữa, biên bản lấy lời khai của đương sự chính là văn bản pháp lý quan trong để cơ quan, chủ thể tiến hành tố tụng sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc nhất định.
2. Mẫu biên bản lấy lời khai của đương sự:
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……….(1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
LẤY LỜI KHAI CỦA ĐƯƠNG SỰ
Hồi .…. giờ.…. phút ngày .…. tháng ….. năm…..
Tại (2):….
(3)…….
tiến hành lấy lời khai của (4)…..
Địa chỉ(5)……
Nơi làm việc (6)…..
Là: …… (7) trong vụ án dân sự thụ lý số ……/TLST-………. (8)
Về việc(9)…..
(10)…… khai:
(11)………
Việc lấy lời khai kết thúc hồi….. giờ…phút cùng ngày.……(12) đã…..(13), công nhận là biên bản ghi đúng lời khai của mình.
NGƯỜI KHAI
(Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)(14)
THƯ KÝ TÒA ÁN GHI BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên,
đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết biên bản lấy lời khai của đương sự:
Hướng dẫn điền biên bản lấy lời khai của đương sự được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
(1) Ghi tên Tòa án tiến hành lấy lời khai; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi địa điểm lấy lời khai.
(3) Tùy trường hợp mà ghi cụ thể. Nếu Thẩm phán lấy lời khai và tự mình ghi biên bản lấy lời khai thì ghi “Tôi là Nguyễn Văn A- Thẩm phán”; nếu Thẩm phán lấy lời khai và có Thư ký Tòa án ghi biên bản lất lời khai thì ghi “Chúng tôi: Nguyễn Văn A – Thẩm phán và Trần Thị B – Thư ký Tòa án”.
(4), (5) và (6) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được lấy lời khai; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức và người đại diện của cơ quan, tổ chức đó. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q). Đối với người đại diện theo ủy quyền thì ghi rõ văn bản ủy quyền.
(7) Ghi tư cách đương sự của người được lấy lời khai (ví dụ: là nguyên đơn, bị đơn…).
(8) Ghi số, ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 30/2017/TLST-HNGĐ).
(9) Ghi quan hệ tranh chấp.
(10) Ghi họ tên của người được lấy lời khai (ví dụ: Bà Trần Thị Q khai:).
(11) Ghi lời khai của đương sự.
(12) Chỉ ghi tên đương sự, tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi tên (ví dụ: Bà Q).
(13) Tùy từng trường hợp mà ghi “tự đọc” hoặc “nghe đọc”.
(14) Trường hợp biên bản ghi lời khai được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản; trường hợp lấy lời khai với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự theo quy định tại khoản 3 Điều 98 thì ghi rõ họ tên, chữ ký của người đại diện hợp pháp.
4. Quy định về lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự:
Theo Điều 98, Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định về lấy lời khai của đương sự
“1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
2. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
3. Việc lấy lời khai của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 của Bộ luật này phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó.”
Qua điều luật ta có thể thấy:
Lời khai của đương sự được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh ( được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó) hoặc khai bằng lời tại phiên tòa. Và những trường hợp mà Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án có thể tiến hành lấy lời khai của đương sự.
Đặc biệt, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài) lấy lời khai của đương sự, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.
Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình.
Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự và người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Đồng thời, khi lấy lời khai của các đương sự này phải có mặt có người đại diện hợp pháp của họ.
Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Ngoài ra, trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
Như vậy có thể thấy việc lấy lời khai của đương sự phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bởi điều này có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của đương sự đặc biệt là những đương sự chưa thành niên. Các cơ quan, chủ thể tiến hành tố tụng phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, chính xác những quy định của pháp luật về việc lấy lời khai của đương sự.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015,
– Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.