Việc thường xuyên kiểm tra, rà soát tàu cá cập cảng là cần thiết và ngày càng được Nhà nước ta quan tâm. Mẫu biên bản kiểm tra tàu cá cập cảng được cơ quan có thẩm quyền lập ra và sử dụng để kiểm tra hoạt động của các tàu đánh cá.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm tra tàu cá cập cảng là gì?
Theo quy định của pháp luật, tàu cá là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản. Ngành thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành thủy sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, việc kiểm tra tàu cập cảng càng được nhà nước ta quan tâm và chú trọng. Mẫu biên bản kiểm tra tàu cá cập cảng được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn và có ý nghĩa quan trọng.
Mẫu biên bản kiểm tra tàu cá cập cảng là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm tra tàu cá cập cảng. Mẫu nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội dung kiểm tra tàu cá, thông tin đơn vị kiểm tra, thông tin sản lượng khai thác, kết luận kiểm tra,… Sau khi lập biên bản, chủ tàu và đại diện đơn vị kiểm tra cần ký và ghi rõ họ tên để biên bản có giá trị.
2. Mẫu biên bản kiểm tra tàu cá cập cảng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN KIỂM TRA TÀU CÁ CẬP CẢNG
Số: ……………/KT …………………
Tên cảng cá: ………………………………………………… ; Địa chỉ: …………………………………….
Thời gian: ………………. giờ …………….. phút, ngày …………. tháng ……… năm …….……..
1. Đơn vị kiểm tra:
Người kiểm tra: ……………Chức vụ: …………
Người kiểm tra: ………… ; Chức vụ: …………..
Người kiểm tra: ………… ; Chức vụ: ………….
Người kiểm tra: ………….; Chức vụ:…………..
2. Kiểm tra tàu cá:
Tên tàu: ……. ; Số đăng ký tàu: ………….
Loại nghề khai thác thủy sản: ………..
Họ và tên chủ tàu: …………….. ; Địa chỉ: ………….
Họ và tên thuyền trưởng: ………….. ; Địa chỉ: …………
3. Kiểm tra hồ sơ:
Báo cáo khai thác thủy sản □ Nhật ký khai thác thủy sản □
4. Kiểm tra sản lượng khai thác:
TT | Tên loài thủy sản | Sản lượng theo báo cáo (kg) | Sản lượng thực tế (kg) |
Tổng cộng |
5. Kết luận kiểm tra: ………………….
Chủ tàu/thuyền trưởng
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Đại diện đơn vị kiểm tra
(Ký, đóng dấu xác nhận)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm tra tàu cá cập cảng:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản kiểm tra tàu cá cập cảng.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Thông tin của đơn vị kiểm tra.
+ Thông tin của tàu cá.
+ Kiểm tra hồ sơ.
+ Kiểm tra sản lượng khai thác.
+ Kết luận kiểm tra.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của chủ tàu hoặc thuyền trưởng.
+ Ký tên và đóng dấu đại diện đơn vị kiểm tra.
4. Kiểm tra đối với tàu cá cập cảng:
Theo Khoản 4 Điều 7 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định nội dung như sau:
Kiểm tra đối với tàu cá cập cảng
– Đối tượng kiểm tra: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét kiểm tra tối thiểu 20% đối với tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tối thiểu 10% đối với tàu làm nghề lưới kéo, tối thiểu 05% đối với tàu làm nghề khác trên tổng số tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản; tàu cá có dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
– Nội dung kiểm tra: Kiểm tra thông tin được ghi trong Nhật ký khai thác thủy sản hoặc Nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản với sản lượng, thành phần loài thủy sản trên tàu cá, phù hợp với loại nghề khai thác; đối chiếu tên, số đăng ký tàu cá với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;
– Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, đối tượng kiểm tra: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét: Kiểm tra tối thiểu 20% đối với tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tối thiểu 10% đối với tàu làm nghề lưới kéo, tối thiểu 05% đối với tàu làm nghề khác trên tổng số tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản; Tàu cá có dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước khi tàu cập cảng cá, chủ tàu/thuyền trưởng phải thông tin,
Bước 2: Khi cập bến chủ tàu/thuyền trưởng phải khai báo các thông tin cập cảng vào Biên bản kiểm tra tàu cá cập cảng cho Tổ kiểm soát tàu cá nơi tàu cập bến để đối chiếu kiểm tra.
Bước 3: Thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản, kiểm tra các thông tin ghi trong sổ nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản với sản lượng khai thác được, kiểm tra ngư cụ.
Bước 4: Kiểm tra thông tin được ghi trong Nhật ký khai thác thủy sản, báo cáo khai thác thủy sản hoặc Nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản với sản lượng, thành phần loài thủy sản trên tàu cá, phù hợp với loại nghề khai thác; đối chiếu tên, số đăng ký tàu cá với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
Bước 5. Khi phát hiện tàu cá/chủ tàu vi phạm các quy định của Pháp luật Việt Nam; pháp luật về thủy sản, Tổ kiểm soát tàu cá tiến hành lập biên bản giao các cơ quan chức năng tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.
Bước 6: Khi đáp ứng đầy đủ các quy định, Tổ kiểm soát tàu cá sẽ đóng dấu xác nhận vào Biên bản kiểm tra tàu cá cập cảng.
5. Điều kiện khai thác thủy sản:
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thủy sản 2017.
–
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản.
Với lợi thế đường bờ biển dài 3.260 km, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng rất lớn trong ngành khai thác thủy sản. Chính phủ cũng nhận thấy đây là 1 trong những thế mạnh của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Do đó, chúng ta vẫn luôn tập trung phát triển ngành khai thác thủy sản và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cho hệ sinh thái không bị phá vỡ và hướng tới phát triển bền vững, nhà nước cũng đặt ra các quy định, điều kiện riêng cho ngành khai thác thủy sản cụ thể như sau:
5.1. Điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm:
Theo Nghị định 66/2016/NĐ-CP quy định
“Điều 18. Điều kiện đầu tư khai thác thủy sản
1. Thuyền trưởng, máy trưởng có bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư đối với tàu cá từ 400 CV trở lên; hạng năm đối với tàu cá từ 90 CV đến dưới 400 CV; hạng nhỏ đối với tàu cá từ 20 CV đến dưới 90 CV.
2. Có tàu cá được cơ quan đăng kiểm tàu cá chứng nhận đủ điều kiện an toàn kỹ thuật đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất máy chính từ 20 CV trở lên.”
5.2. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam như sau:
Tại Khoản 1 Điều 53 Luật thủy sản 2017 quy định:
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận đối với tàu cá khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc cấp phép đối với khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ có biển cho phép hoặc được tổ chức quản lý nghề cá khu vực cấp hạn ngạch cho Việt Nam;
– Tàu cá có đủ điều kiện hoạt động; đã được đăng ký, có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực ít nhất 06 tháng; có đủ trang thiết bị an toàn cho người và tàu cá; thiết bị giám sát hành trình, thông tin liên lạc phù hợp;
– Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng hoặc chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp; thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có bảo hiểm, hộ chiếu; trên tàu hoặc một nhóm tàu phải có ít nhất một người biết sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu cá đến khai thác; không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật;
– Đáp ứng điều kiện khác theo quy định của tổ chức nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Theo quy định tại Điều 50 Luật Thủy sản 2017 có nội dung như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
b) Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
c) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
d) Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
e) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
g) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
h) Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
3. Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
b) Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
c) Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
d) Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
đ) Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
e) Cảng cá đăng ký;
g) Thời hạn của giấy phép.
4. Giấy phép khai thác thủy sản được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng ký;
c) Giấy phép hết hạn.
5. Giấy phép khai thác thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
b) Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;
c) Tàu cá đã xóa đăng ký;
d) Không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
6.Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu, cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp;
b) Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.
7. Nội dung của Giấy phép khai thác thủy sản được điều chỉnh khi có biến động về nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 4 Điều 49 của Luật này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo việc điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác thủy sản cho chủ tàu.”
– Như vậy, căn cứ Khoản 1, Điều 50 Luật Thủy sản 2017 thì: Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có giấy phép khai thác thủy sản. Tổ chức, cá nhân này được cấp giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau được quy định tại Khoản 2, Điều 50 Luật Thủy sản 2017 như: Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển; có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác; có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm; tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá…
– Về nghĩa vụ: Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản phải thực hiện các quy định tại Khoản 2, Điều 52, Luật Thủy sản như: Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản, duy trì điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này; thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn; phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động; đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản; tuân thủ các quy định quản lý vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thủy sản; chấp hành việc điều chỉnh nội dung ghi trong giấy phép khi có thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh sản lượng khai thác theo loài; trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy phép khai thác thủy sản đối với trường hợp phải có giấy phép, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá phải đăng kiểm, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.