Bên cạnh việc cấp phép khai thác lâm sản thì các cơ quan nhà nước còn có hoạt động kiểm tra khai thác lâm sản. Khi tiến hành kiểm tra khai thác lâm sản thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản kiểm tra khai thác lâm sản.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản là gì và để làm gì?
Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản là văn bản được cơ quan, chủ thể có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động kiểm tra khai thác lâm sản. là cơ sở khi có các hoạt động khai thác quá mức, khai thác trộm của cá nhân tổ chức
Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được sử dụng để ghi lại hoạt động kiểm tra khai thác lâm sản, trong biên bản thể hiện các nội dung như chủ thể tiến hành kiểm tra, chủ thể được tiến hành kiểm tra, nội dung tiến hành kiểm tra,…
2. Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản:
Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được ban hành trong Phụ lục trong Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản như sau:
………………… ……………… ——– | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BIÊN BẢN KIỂM TRA KHAI THÁC LÂM SẢN
Hôm nay, ngày……. tháng…… năm…., hồi….. giờ…. Tại:…………
Chúng tôi gồm:
1) Ông (bà)…………….., chức vụ:……………, đơn vị:…………….
2) Ông (bà)………….., chức vụ:……….., đơn vị:…………….
3) Ông (bà)…………, chức vụ:……………, đơn vị:…………….
Tiến hành kiểm tra khai thác lâm sản của (tổ chức, cá nhân):……………..
– Địa chỉ:………, nghề nghiệp:……….
– Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh/mã số doanh nghiệp số/…….; ngày cấp ………….., nơi cấp …………….. (đối với tổ chức).
– Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu:……………..; ngày cấp………………, nơi cấp ….. (đối với cá nhân).
Người chứng kiến (nếu có):
– Họ tên……….
– Địa chỉ:……….
– Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:…………..; ngày cấp:………………, nơi cấp: ………..
Nội dung kiểm tra:
1) Kiểm tra hồ sơ khai thác:
…………
2) Kiểm tra hiện trường khai thác:
…………..
3) Kiểm tra lâm sản sau khai thác:
…………..
4) Kết luận sau kiểm tra:
……………
Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày…./…./……, gồm…. tờ, được lập thành…. bản có nội dung và giá trị như nhau. Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã ghi và kết luận nêu trên, cùng thống nhất, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản; giao mỗi bên 01 bản./.
CÁ NHÂN/TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA (Ký, ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN TỔ KIỂM TRA (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI LÀM CHỨNG (Nếu có, ký ghi rõ họ tên) |
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm tra khai thác khoáng sản:
(1) Ghi tên cơ quan
(2) ghi địa điểm, thời điểm tiến hành kiểm tra khai thác lâm sản
(3) Ghi họ tên, chức vụ và đơn vị công tác của người tiến hành kiểm tra khai thác lâm sản
(4) Ghi tên tổ chức, cá nhân được tiến hành kiểm tra
(5) Ghi địa chỉ của tổ chức, cá nhân, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố; ghi nghề nghiệp
(6) Ghi theo chứng minh nhân dân đối với cá nhân
(7) Ghi theo Giấy đăng ký kinh doanh
(8) Ghi họ tên và thông tin theo căn cước công dân của người làm chứng
(9) Ghi kết quả nội dung kiểm tra
4. Quy định pháp luật về kiểm tra khai thác lâm sản:
Tại Điều 42 của Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về hoạt động kiểm tra nguồn gốc lâm sản như sau:
“Điều 42. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản
1. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm hoạt động kiểm tra hồ sơ lâm sản, kiểm tra lâm sản trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo, cất giữ lâm sản theo quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Kiểm lâm các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan, cơ quan tư pháp và cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp với Kiểm lâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật….”
Như vậy, có thể thấy kiểm tra khai thác lâm sản chính một loại hoạt kiểm tra kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Hoạt động này do chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo kế hoạch, hình thức nhất định
4.1. Nội dung kiểm tra:
Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định Nội dung kiểm tra như sau:
– Đối với khai thác lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác lâm sản theo Quy chế quản lý rừng và quy định tại Chương II Thông tư này và lâm sản khai thác thực tế tại hiện trường.
– Đối với lâm sản khi nhập khẩu, xuất khẩu: Kiểm tra hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 16 và Điều 19 Thông tư này và lâm sản thực tế tại cửa khẩu.
– Đối với vận chuyển lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản trong quá trình vận chuyển theo quy định tại Điều 18 Thông tư này và lâm sản trên phương tiện vận chuyển.
– Đối với cơ sở chế biến, kinh doanh, cất giữ gỗ, lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và lâm sản hiện có tại cơ sở.
– Đối với cơ sở nuôi động vật rừng, động vật thuộc Phụ lục CITES; cơ sở trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc thực vật thuộc Phụ lục CITES: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 21 Thông tư này và động vật, thực vật đang nuôi, trồng tại cơ sở.
– Đối với nơi cất giữ lâm sản: Kiểm tra hồ sơ lâm sản theo quy định tại Thông tư này và lâm sản hiện có.
4.2. Nguyên tắc kiểm tra:
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định Nguyên tắc kiểm tra như sau:
– Hoạt động kiểm tra của Cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra (sau đây gọi tắt là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Thông tư này, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này.
– Hoạt động kiểm tra của Kiểm lâm phải đảm bảo kịp thời, khách quan, chính xác, đúng nhiệm vụ, quyền hạn và tuân thủ quy định của pháp luật.
– Hoạt động kiểm tra phải thực hiện đúng trình tự quy định tại Điều 31 Thông tư này và phải lập Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 16 hoặc Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4.3. Kiểm tra theo kế hoạch:
Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định Kiểm tra theo kế hoạch như sau:
1. Kế hoạch kiểm tra hằng năm:
– Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, Thủ trưởng Cơ quan Kiểm lâm quy định tại Điều 30 Thông tư này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra năm sau, trình cấp trên trực tiếp phê duyệt;
– Trường hợp có ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên hoặc có nội dung cần quản lý phát sinh ngoài kế hoạch kiểm tra hằng năm thì điều chỉnh kế hoạch kiểm tra và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Căn cứ kế hoạch kiểm tra được duyệt, Cơ quan Kiểm lâm
2. Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề: Căn cứ tình hình quản lý lâm sản trên địa bàn cần phải kiểm tra ngăn chặn và xử lý, Thủ trưởng Cơ quan Kiểm lâm chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề.
4.4. Kiểm tra đột xuất:
Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định Kiểm tra đột xuất như sau:
1. Căn cứ kiểm tra đột xuất:
– Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng;
– Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân;
– Thông tin từ đơn đề nghị xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;
– Thông tin từ phát hiện hoặc trường hợp phát hiện vi phạm quả tang của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm;
– Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Công chức Kiểm lâm thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo ngay Thủ trưởng Cơ quan Kiểm lâm trực tiếp để xử lý thông tin.
3. Căn cứ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xử lý thông tin, chỉ đạo kiểm tra, chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chỉ đạo việc lập Sổ theo dõi thông tin và tổ chức quản lý theo chế độ quản lý tài liệu mật.