Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản là gì và để làm gì? Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản năm 2021? Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm tra khai thác khoáng sản? Quy định pháp luật về kiểm tra khai thác lâm sản?
Bảo vệ rừng luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu, bên cạnh việc trồng rừng thì hoạt động khai thác rừng, khai thác lâm sản cũng được quản lý chặt chẽ. Bên cạnh việc cấp phép khai thác lâm sản thì các cơ quan nhà nước còn có hoạt động kiểm tra khai thác lâm sản. Khi tiến hành kiểm tra khai thác lâm sản thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản kiểm tra khai thác lâm sản. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về biên bản kiểm tra khai thác lâm sản.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản là gì và để làm gì?
Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản là văn bản được cơ quan, chủ thể có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động kiểm tra khai thác lâm sản. là cơ sở khi có các hoạt động khai thác quá mức, khai thác trộm của cá nhân tổ chức
Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được sử dụng để ghi lại hoạt động kiểm tra khai thác lâm sản, trong biên bản thể hiện các nội dung như chủ thể tiến hành kiểm tra, chủ thể được tiến hành kiểm tra, nội dung tiến hành kiểm tra,…
2. Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản
Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được ban hành trong Phụ lục trong Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN KIỂM TRA KHAI THÁC LÂM SẢN
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ……., hồi ……. giờ ….. Tại:… (2)
Chúng tôi gồm:
Xem thêm: Mẫu quyết định công bố đóng cảng cá (11.TC) và hướng dẫn soạn thảo
1)……, chức vụ: ……., đơn vị: …… (3)
2)……, chức vụ: ……, đơn vị: ……
3)……, chức vụ: ……, đơn vị: ……
Tiến hành kiểm tra khai thác lâm sản của (tổ chức, cá nhân):…… (4)
Địa chỉ:…….; nghề nghiệp: ……(5)
Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân số: ……; ngày cấp …………,nơi cấp…. (6)
Số đăng ký kinh doanh/Mã số doanh nghiệp số …….; ngày cấp …………, nơi cấp…. (7)
Người làm chứng (nếu có):
Xem thêm: Mẫu thông báo tổ chức bán lẻ thuốc lưu động và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất
Họ tên ……CMND/Căn cước công dân số: …….; ngày cấp ……, nơi cấp… (8)
Nội dung kiểm tra: (9)
1) Kiểm tra hồ sơ khai thác:
…….
2) Kiểm tra hiện trường khai thác.
…….
3) Kiểm tra lâm sản sau khai thác
…….
Xem thêm: Mẫu biên bản giao bảo quản tài sản (58/PTHA) và hướng dẫn soạn thảo
4) Kết luận sau kiểm tra:
…….
Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.
Biên bản lập thành ….bản, giao cho tổ chức/cá nhân được kiểm tra một bản./.
CÁ NHÂN/TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN TỔ KIỂM TRA
(Ký ghi rõ họ tên)
Xem thêm: Mẫu quyết định chấm dứt việc giải quyết khiếu nại và hướng dẫn soạn thảo
NGƯỜI LÀM CHỨNG
(nếu có, ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm tra khai thác khoáng sản
(1) Ghi tên cơ quan
(2) ghi địa điểm, thời điểm tiến hành kiểm tra khai thác lâm sản
(3) Ghi họ tên, chức vụ và đơn vị công tác của người tiến hành kiểm tra khai thác lâm sản
(4) Ghi tên tổ chức, cá nhân được tiến hành kiểm tra
(5) Ghi địa chỉ của tổ chức, cá nhân, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố; ghi nghề nghiệp
(6) Ghi theo chứng minh nhân dân đối với cá nhân
Xem thêm: Mẫu quyết định đình chỉ vụ án (138/HS) và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất
(7) Ghi theo Giấy đăng ký kinh doanh
(8) Ghi họ tên và thông tin theo căn cước công dân của người làm chứng
(9) Ghi kết quả nội dung kiểm tra
4. Quy định pháp luật về kiểm tra khai thác lâm sản.
Tại Điều 42 của Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về hoạt động kiểm tra nguồn gốc lâm sản như sau:
“Điều 42. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản
1. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm hoạt động kiểm tra hồ sơ lâm sản, kiểm tra lâm sản trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo, cất giữ lâm sản theo quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Kiểm lâm các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với
Xem thêm: Mẫu thông báo người bào chữa (74/HS:) và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan, cơ quan tư pháp và cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp với Kiểm lâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật….”
Như vậy, có thể thấy kiểm tra khai thác lâm sản chính một loại hoạt kiểm tra kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Hoạt động này do chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo kế hoạch, hình thức nhất định
4.1. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra khai thác lâm sản theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: bao gồm:
– Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (sau đây viết tắt là Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm), trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
– Người có thẩm quyền quy định trên có thể giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật. (Điều 37)
4.2. Hình thức kiểm tra
Các hình thức kiểm tra khai thác lâm sản gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất
Kiểm tra theo kế hoạch
– Kế hoạch kiểm tra thường xuyên hàng năm: Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, căn cứ chương trình công tác và sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra năm sau, trình cấp trên trực tiếp phê duyệt.
– Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề: Căn cứ tình hình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán và quản lý lâm sản trên địa bàn cần phải kiểm tra ngăn chặn và xử lý, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề.
(Theo Điều 39 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT)
Kiểm tra đột xuất
* Căn cứ để tiến hành kiểm tra đột xuất: thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng; thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân; thông tin từ phát hiện của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm; văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
* Công chức Kiểm lâm thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo ngay Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm trực tiếp để xử lý thông tin.
* Khi có căn cứ để tiến hành kiểm tra đột xuất, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xử lý thông tin, chỉ đạo kiểm tra, chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chỉ đạo việc lập sổ theo dõi thông tin và tổ chức quản lý sổ theo dõi thông tin theo chế độ quản lý tài liệu mật.
(Theo Điều 40 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT)
4.3. Trình tự kiểm tra
Trình tự kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, cụ thể trình tự như sau:
– Công bố quyết định kiểm tra với đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra và người chứng kiến (nếu có).
– Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra.
– Tổ chức kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền, Tổ kiểm tra phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cấp trên để kịp thời xử lý.
– Kiểm tra vận chuyển lâm sản: Tổ kiểm tra chỉ được dừng phương tiện giao thông đang lưu thông để kiểm tra lâm sản khi có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này. Hiệu lệnh dừng phương tiện có thể sử dụng một loại hoặc sử dụng kết hợp còi, cờ hiệu Kiểm lâm, đèn pin.
– Kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu: Trong trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh phối hợp với cơ quan Hải quan cửa khẩu tổ chức kiểm tra, xác minh nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này.
– Chủ cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng, chủ lâm sản hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản phải chấp hành các yêu cầu kiểm tra của Tổ kiểm tra; xuất trình ngay hồ sơ về quản lý cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng và hồ sơ nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này.
4.4. Nội dung kiểm tra
Hoạt động kiểm tra khai thác lâm sản bao gồm những nội dung sau:
– Việc chấp hành quy định của pháp luật trước khi khai thác; chấp hành quy định của pháp luật trong và sau quá trình khai thác; hồ sơ, tài liệu liên quan đến khai thác lâm sản;
– Đối với gỗ đã khai thác được vận xuất, vận chuyển về bãi tập trung: thực hiện kiểm tra về số lượng, khối lượng, loài gỗ, số hiệu gỗ, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này;
– Đối với lâm sản ngoài gỗ: kiểm tra về số lượng, khối lượng, tên loài, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này. (Khoản 1 Điều 42)