Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc là gì? Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc để làm gì? Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Trình tự thực hiện kiểm kê tài sản của dự án kết thúc như sau? Quy định về hình thức và trình tự xử lý tài sản?
Khi tiến hành kiểm kê tài sản của dự án kết thúc thì cần phải lập thành biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc. Vậy mẫu biên bản kiểm kê tài sản là gì? Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc được dùng để làm gì? Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc bao gồm những nội dung gì và khi soạn thảo thì cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.
1. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc là gì?
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc là mẫu biên bản được lập ra khi dự án kết thúc và tiến hành kiểm kê tài sản.
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc là cơ sở để kiểm kê, kiểm tra tài sản.
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc để làm gì?
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc được dùng để ghi chép lại việc kiểm kê tài sản của dự án khi dự án kết thúc. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin dự án, thời gian và địa điểm lập biên bản, thành phần tham gia, kết quả kiểm kê.
3. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của dự án kết thúc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỦA DỰ ÁN KẾT THÚC
1.Tên dự án: ………..(1)
Thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể hoặc Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, thành phố, UBND cấp huyện …….
2. Thời điểm kiểm kê: … giờ, ngày….. tháng …. năm …..(2)
3. Thành phần gồm: (3)
– Ông (bà):………….. Chức vụ:………
– Ông (bà):…………… Chức vụ:………
– Ông (bà):…………… Chức vụ:………
4. Kết quả kiểm kê: (4)
STT | Danh mục tài sản (chi tiết theo từng loại tài sản) | Đơn vị tính | Năm đưa vào sử dụng | Số liệu tài sản theo sổ kế toán | Số lượng tài sản theo kiểm kê | Số lượng tài sản thừa, thiếu | Ghi chú | |||
Số lượng | Nguyên giá (đồng) | GTCL (đồng) | Thừa | Thiếu | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
5. Nguyên nhân thừa, thiếu: (5)
6. Kiến nghị, đề xuất hướng xử lý: (6)
………., ngày…tháng…năm…
Thành phần tham gia kiểm kê
(ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo
(1): Điền tên dự án
(2): Điền ngày, tháng, năm lập biên bản
(3): Điền thành phần tham gia
(4): Điền kết quả kiểm kê
(5) : Điền nguyên nhân
(6): Điền kiến nghị, đề xuất hướng xử lý
5. Trình tự thực hiện kiểm kê tài sản của dự án kết thúc
Trình tự thực hiện kiểm kê tài sản của dự án kết thúc như sau:
Bước 1:
– Chậm nhất là 30 ngày trước ngày kết thúc dự án theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, Ban quản lý dự án có trách nhiệm kiểm kê tài sản phục vụ hoạt động của dự án, đề xuất phương án xử lý, báo cáo cơ quan chủ quản dự án. Việc kiểm kê phải được lập thành Biên bản, nội dung chủ yếu của biên bản gồm: Tên dự án, tên ban quản lý dự án, cơ quan chủ quan, thành phần tham gia kiểm kê, kết quả kiểm kê.
– Trong trường hợp dự án trong đó có một cơ quan chủ quản giữ vai trò điều phối chung và các cơ quan chủ quản của các dự án thành phần, Ban quản lý dự án thành phần chịu trách nhiệm kiểm kê, báo cáo về Ban quản lý dự án chủ quản để tổng hợp, đề xuất phương án xử lý;
Bước 2:
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm tổng hợp, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gửi tới “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” Sở Tài chính tỉnh theo quy định của Nhà nước.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và viết Phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoàn thiện theo quy định.
Bước 3:
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận báo cáo của cơ quan chủ quản dự án, Sở Tài chính có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Bước 4:
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt phương án xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.
– Đối với trường hợp Ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án không đề xuất phương án xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý không phù hợp, Sở Tài chính lập phương án, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi để xử lý theo quy định.
Bước 5: Cuối cùng là trả kết quả tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” Sở Tài chính.
6. Quy định về hình thức và trình tự xử lý tài sản
6.1. Quy định về hình thức xử lý tài sản
Tài sản phục vụ hoạt động của dự án khi dự án kết thúc được xử lý theo các hình thức sau đây:
– Điều chuyển cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) có nhu cầu sử dụng tài sản mà còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; điều chuyển để phục vụ hoạt động của các dự án khác.
– Thanh lý đối với các tài sản đã vượt quá thời gian sử dụng theo chế độ mà không thể tiếp tục sử dụng; tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả; trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các trường hợp được thanh lý khác theo quy định của pháp luật.
– Bán đối với các tài sản không xử lý theo hình thức điều chuyển hoặc thanh lý quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Việc bán tài sản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây được phép bán chỉ định:
+ Tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng cho mục đích xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường phù hợp với quy hoạch được duyệt. Nếu có từ hai tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho mục đích xã hội hóa thuộc các lĩnh vực nêu trên thì thực hiện đấu giá giữa các đối tượng tham gia đăng ký;
+ Trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm;
+ Trường hợp giá trị tài sản theo đánh giá lại dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
– Đối với diện tích đất được giao (hoặc tạm giao) để phục vụ công tác thi công dự án, sau khi hoàn thành thi công dự án, Ban quản lý dự án có trách nhiệm trả lại Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) để xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai.
6.2. Quy định về trình tự xử lý tài sản
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày dự án kết thúc, Ban quản lý dự án có trách nhiệm kiểm kê các tài sản phục vụ hoạt động của dự án theo Biên bản kiểm kê tài sản
– Trường hợp khi kiểm kê phát hiện thừa, thiếu tài sản phải ghi rõ trong Biên bản kiểm kê tài sản, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất biện pháp xử lý theo chế độ quản lý, sử dụng tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Các Bộ, cơ quan trung ương (đối với các dự án thuộc trung ương quản lý); Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với các dự án thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản của dự án kết thúc để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định.
Quy định về các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Căn cứ Điều 18 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
– Thu hồi tài sản.
– Điều chuyển tài sản.
– Bán tài sản.
– Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức
– Thanh lý tài sản.
6. Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
7. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.