Quá trình khám người được ghi nhận qua biên bản khám người theo thủ tục hành chính. Vậy mẫu biên bản này được quy định như thế nào, nội dung và hình thức ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu để giúp người đọc hiểu rõ hơn về mẫu biên bản này.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản khám người theo thủ tục hành chính là gì, mục đích của mẫu biên bản?
Mẫu biên bản khám người theo thủ tục hành chính là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc khám người theo thủ tục hành chính với nội dung nêu rõ thông tin cơ quan khám ngiệm, nội dung của buổi khám người.
Mục đích của mẫu biên bản khám người theo thủ tục hành chính: biên bản này nhằm mục đích ghi nhận quá trình khám người theo thủ tục hành chính của người, cơ quan có thẩm quyền đối với người vi phạm hành chính, nội dung của việc khám người…
2. Những quy định liên quan đến khám người theo thủ tục hành chính:
* Khám người theo thủ tục hành chính: được quy định tại Điều 127
“1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.
3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.
4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải
5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám 01 bản.”
* Thẩm quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính: theo Khoản 2 Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
“1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kì cá nhân nào khác.”
* Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
– Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.
Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
3. Mẫu biên bản khám người theo thủ tục hành chính:
CƠ QUAN (1)
——-
Số: …../BB-KN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
Khám người theo thủ tục hành chính*
Thi hành Quyết định khám người theo thủ tục hành chính số …./QĐ-KN ngày …/…/…của (2) ………….
<hoặc> Căn cứ khoản 2 Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính (3).
Hôm nay, hồi …. giờ …. phút, ngày…../……/……… tại (4) ………….
Chúng tôi gồm: ………….
1. Họ và tên: ………..Chức vụ: ………..
Cơ quan: ………
2. Với sự chứng kiến của:
Họ và tên: …………Giới tính (5): …….
Nghề nghiệp: ……….
Nơi ở hiện nay: ………..
Tiến hành khám người theo thủ tục hành chính đối với ông (bà) có tên sau đây:
1. Họ và tên: ……….Giới tính: …….
Ngày, tháng, năm sinh:……./……../…………..…… Quốc tịch: ……
Nghề nghiệp: ……….
Nơi ở hiện tại: ………..
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……………………..; ngày cấp:…./…./……;
nơi cấp: ………….
2. Sau khi khám người, chúng tôi phát hiện được (6):
………….
3. Ý kiến trình bày của người bị khám:
…………..
4. Ý kiến trình bày của người chứng kiến:
…………….
5. Ý kiến bổ sung khác (nếu có):
……………….
Việc khám kết thúc vào hồi…. giờ …. phút, ngày …../……/………
Biên bản này gồm …. tờ, được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(7) ………………………………………… là cá nhân vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khám người theo thủ tục hành chính 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
NGƯỜI BỊ KHÁM
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.
(2) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
(3) Trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn khám người theo thủ tục hành chính căn cứ vào khoản 2 Điều 127 Luật xử lý vi phạm hành chính là trường hợp người có thẩm quyền chưa ra quyết định khám người theo thủ tục hành chính, nhưng có căn cứ cho rằng nêu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy.
(4) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(5) Người chứng kiến có cùng giới tính với người khám và người bị khám.
(6) Ghi rõ tên, số lượng, đơn vị tính, nhãn hiệu, chủng loại, đặc điểm, tình trạng của đồ vật, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phát hiện được (nếu nhiều thì lập bản thống kê riêng).
(7) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm pháp luật.