Quá trình điều tra tội phạm là quá trình phức tạp, ở đó điều tra viên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để phát hiện và đề nghị truy tố xử lý đối với người phạm tội. Hoạt động đó cần sự phối hợp của các cá nhân khác, đặc biệt là việc khám nghiệm tử thi với vai trò quan trọng của giám định viên pháp y.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản khai quật và khám nghiệm tử thi là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản khai quật và khám nghiệm tử thi:
- 3 3. Hướng dẫn biên bản khám nghiệm tử thi chi tiết nhất:
- 4 4. Các vấn đề pháp lý về khám nghiệm tử thi:
- 4.1 4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trước khi khám nghiệm tử thi:
- 4.2 4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm tử thi:
- 4.3 4.3. Nhiệm vụ của Kiểm sát viên sau khi kết thúc việc khám nghiệm tử thi:
- 4.4 4.4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên:
1. Biên bản khai quật và khám nghiệm tử thi là gì?
Biên bản khai quật và khám nghiệm tử thi là văn bản do điều tra viên lập với nội dung chủ yếu là ghi nhận buổi khám nghiệm tử thi và kết quả khám nghiệm tử thi.
Biên bản khai quật và khám nghiệm tử thi dùng để ghi chép lại sự kiện, là căn cứ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lý trong quá trình khám nghiệm tử thi.
2. Mẫu biên bản khai quật và khám nghiệm tử thi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN KHAI QUẬT VÀ KHÁM NGHIỆM TỬ THI
Hồi ….. giờ …… ngày…… tháng …… năm …… tại…….
Thi hành Quyết định khai quật và khám nghiệm tử thi số: …… ngày …….tháng ……. năm … .. . .của Cơ quan…..
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: …………. Điều tra viên chủ trì khám nghiệm
thuộc Cơ quan………..
Ông/bà: ………. Giám định viên pháp y
thuộc Cơ quan……
Ông/bà: ..
thuộc Cơ quan…….
Ông/bà: ……….Giám định viên kỹ thuật hình sự
thuộc Cơ quan…………….
Ông/bà: …………… Kiểm sát viên
thuộc Viện kiểm sát……………
Ông/bà: ……………
Với sự có mặt của:
Ông/bà: ………. là người chứng kiến.
và ông/bà(1): …………….
Căn cứ Điều 178 và khoản 4 Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản khai quật và khám nghiệm tử thi:
Họ tên: ……… Giới tính:…….
Tên gọi khác: …………..
Sinh ngày ……… tháng ……… năm ……. tại:………
Quốc tịch:…….; Dân tộc:………; Tôn giáo: …….
Nghề nghiệp trước khi chết: ……………..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……….
cấp ngày………..tháng………..năm …….. Nơi cấp: ……..
Nơi cư trú trước khi chết:………. …
Chết hồi ……… giờ ……… ngày…….. tháng……. năm …….. tại……….
Phần mộ mai táng tại: ……..
Việc khai quật và khám nghiệm tử thi được tiến hành trong điều kiện (thời tiết, khí hậu, ánh sáng): …..
Tình trạng chôn cất(2): ….
1. KẾT QUẢ KHÁM NGHIỆM
– Khám bên ngoài:
– Trang phục và các vật dụng mang theo: ……
– Tình trạng tử thi (khô, lạnh, co cứng, thối rữa): …….
– Các dấu vết, tổn thương trên cơ thể (mô tả theo trình tự từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, từ trước ra sau): ……
– Mổ tử thi (nếu có):
…..
2. CÁC MẪU THU ĐỂ GIÁM ĐỊNH:
………
Trong quá trình khám nghiệm đã (chụp ảnh/ghi hình): …….
Sau khi khai quật và khám nghiệm, tử thi đã được tổ chức chôn cất lại.
Việc khai quật và khám nghiệm tử thi kết thúc hồi …… giờ …….. ngày …… tháng …… năm
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
KIỂM SÁT VIÊN
GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y
ĐIỀU TRA VIÊN
ĐẠI DIỆN NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI CHẾT/ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
GIÁM ĐỊNH VIÊN KỸ THUẬT HÌNH SỰ
(Nếu có)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
3. Hướng dẫn biên bản khám nghiệm tử thi chi tiết nhất:
(1) Người thân thích của người chết/ đại diện chính quyền địa phương nơi chôn cất tử thi;
(2) Xác định đúng phần mộ chôn cất tử thi cần khai quật; có sự đào bới trước đó hay không và cần chụp ảnh cho người thân thích hoặc đại diện chính quyền địa phương (nếu không có người thân thích) ký xác nhận mộ trước khi khai quật.
4. Các vấn đề pháp lý về khám nghiệm tử thi:
Điều 202
– Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải
– Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.
– Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Cụ thể:
Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.
– Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và
4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trước khi khám nghiệm tử thi:
Trong mọi trường hợp, khi nhận được thông báo của Cơ quan Điều tra, Kiểm sát viên phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật. Kiểm sát viên phải chủ động phối hợp với Điều tra viên để thống nhất nội dung, kế hoạch khám nghiệm tử thi. Trước khi khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên thông báo tóm tắt nội dung vụ việc, thành Phần tiến hành, tham gia khám nghiệm, thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm.
Trong trường hợp vụ việc có 02 tử thi trở lên, vụ việc được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm hoặc trong các trường hợp khác khi xét thấy cần thiết thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải trực tiếp cùng Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới đề nghị Viện kiểm sát cấp trên phân công Kiểm sát viên cùng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm tử thi:
– Trong quá trình khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Giám định viên pháp y, Giám định viên kỹ thuật hình sự tiến hành chụp ảnh, mô tả đầy đủ dấu vết để lại trên tử thi, thu thập, bảo quản mẫu vật, phục vụ công tác giám định để xác định nguyên nhân chết hoặc truy tìm tung tích của nạn nhân.
Kiểm sát viên phải ghi chép, mô tả đầy đủ, chính xác, rõ ràng, cụ thể các dấu vết để lại trên tử thi để làm cơ sở xem xét, đối chiếu với biên bản khám nghiệm tử thi.
– Nếu thấy việc khám nghiệm tử thi chưa đầy đủ, vi phạm quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Giám định viên pháp y, Giám định viên kỹ thuật hình sự bổ sung, khắc phục; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì yêu cầu ghi ý kiến của Kiểm sát viên vào biên bản khám nghiệm và báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện.
– Trường hợp phải khai quật tử thi, Kiểm sát viên phải kiểm sát về trình tự, thủ tục, bảo đảm việc khai quật tử thi để khám nghiệm đúng quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
4.3. Nhiệm vụ của Kiểm sát viên sau khi kết thúc việc khám nghiệm tử thi:
Sau khi kết thúc việc khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên phải ghi thông tin vào sổ thụ lý khám nghiệm, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản và đề xuất quan điểm với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện về kết quả khám nghiệm tử thi, những yêu cầu của Kiểm sát viên không được Điều tra viên, Giám định viên pháp y, Giám định viên kỹ thuật hình sự thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ (nếu có) để có ý kiến chỉ đạo.
Kiểm sát viên phải dự thảo ngay báo cáo ban đầu trình lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện gửi Viện kiểm sát cấp trên theo quy định tại Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 279/QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4.4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên:
– Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
+ Lập hồ sơ vụ án hình sự;
+ Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
+ Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
+ Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
+ Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;
+ Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.
– Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.