Trong quá trình sử dụng, sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế có thể sẽ không còn đủ các tiêu chuẩn để sử dụng và qua kiểm tra định kì bị liệt kê để xử lý. Vậy, Mẫu biên bản hủy sổ BHXH, BHYT và hướng dẫn soạn thảo được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên bản hủy sổ BHXH, BHYT là gì?
Biên bản hủy sổ BHXH, BHYT là một trong số những mẫu biên bản được sử dụng dành cho công tác quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Biên bản lập ra với mục đích đánh giá kết quả và đưa ra các phương hướng xử lý với những sổ qua kiểm tra định kì. Biên bản cung cấp đầy đủ thông tin hội đồng xử lý sổ bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm xã hội. Biên bản được thực hiện theo mẫu Mẫu số: C10-TS Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam.
Biên bản hủy sổ BHXH, BHYT do các thành viên của hội đồng xử lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế của cơ sở bảo hiểm xã hội lập ra với mục đích đánh giá kết quả và đưa ra các phương hướng xử lý với những sổ qua kiểm tra định kì. Từ đó có những phương pháp xử lý như cắt, xén, xé; đốt; … đối với các sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế không đạt tiêu chuẩn và làm cơ sở pháp lý cho những phát sinh sau này.
2. Mẫu biên bản hủy sổ BHXH, BHYT:
Mẫu số: C10-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)
Bảo hiểm xã hội ……………
Bảo hiểm xã hội ……………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN HỦY SỔ BHXH, THẺ BHYT
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm………., tại cơ quan Bảo hiểm xã hội ……
Hội đồng xử lý sổ BHXH, thẻ BHYT hỏng không sử dụng được tỉnh, thành phố: ……
– Ông (Bà):……, Chủ tịch;
– Ông (Bà):……, Ủy viên;
– Ông (Bà):……, Ủy viên;
– Ông (Bà):……, Ủy viên;
Căn cứ các biên bản kiểm tra sổ BHXH, thẻ BHYT định kỳ hàng quý, sau khi xác định số lượng, thực trạng sổ BHXH, thẻ BHYT không sử dụng được, Hội đồng hủy sổ BHXH, thẻ BHYT xử lý theo quy định của BHXH Việt Nam, cụ thể như sau:
I. BÌA SỔ BHXH:
1. Số lượng: ……..
2. Tình trạng: …..
II. THẺ BHYT:
1. Số lượng: …….
2. Tình trạng:…..
III. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ:
(1)
IV. KIẾN NGHỊ:
Biên bản được lập vào hồi……… giờ…….. phút cùng ngày, sau khi có sự thống nhất của các thành viên tham gia. Biên bản được lập thành 03 bản, 02 bản lưu tại BHXH tỉnh, 01 bản gửi về BHXH Việt Nam để báo cáo.
CÁC ỦY VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản hủy sổ BHXH, BHYT:
Biên bản hủy sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiệm y tế là văn bản hành chính vì thế các cá nhân khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ.
Biên bản phải liệt kê đủ các thành viên trong hội đồng xử lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Liệt kê số lượng và tình trạng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
(1) Viết phương pháp xử lý như cắt, xén, xé; đốt; khác
4. Các quy định của pháp luật liên quan đến hủy sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế:
Kiểm kê, hủy phôi bìa sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
Kiểm kê phôi bìa sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Định kỳ cuối mỗi quý và cuối năm BHXH tỉnh/huyện kiểm kê phôi bìa sổ BHXH, thẻ BHYT nhằm xác nhận số lượng của phôi sổ bảo hiểm xã hội, phôi thẻ bảo hiểm y tế, số sêri thẻ bảo hiểm y tế còn tồn kho thực tế và chênh lệch thừa thiếu so với sổ sách kế toán.
Tổ kiểm kê Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện gồm đại diện: lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện; các Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ; Phòng/Tổ KH-TC; Văn phòng. Việc kiểm kê phải lập Biên bản (Mẫu C63-HD ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC); trong đó nêu rõ lý do thừa, thiếu và xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân cùng kiến nghị việc giải quyết.
Hủy sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế hỏng
Thành lập Hội đồng hủy sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. do Lãnh đạo bảo hiểm xã hội tỉnh làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo các Phòng: KH-TC; Cấp sổ, thẻ; Thanh tra – Kiểm tra, Văn phòng và cán bộ Ban Sổ – Thẻ làm ủy viên.
Định kỳ trước 15/3 hàng năm tổ chức hủy sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. hỏng đã có thời gian lưu giữ trên 01 năm tại kho của Văn phòng; đồng thời lập biên bản hủy sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm l khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Cấp và quản lý sổ BHXH
Thứ nhất, Cấp sổ BHXH lần đầu: Người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH.
Thứ hai, Cấp lại sổ BHXH
Một là, Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
Hai là, Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
Ba là, Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.
Thứ ba, Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH
Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (kể cả thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng như nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; nghỉ việc không hưởng tiền lương; tạm hoãn HĐLĐ).
Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Khi điều chỉnh giảm thời gian đóng hoặc giảm mức đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đã ghi trong sổ BHXH, phải ghi cụ thể nội dung điều chỉnh, xác nhận lũy kế hoặc tổng thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Thứ tư, Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.
Thứ năm, Người lao động có thời gian công tác trước năm 1995 được tính là thời gian công tác liên tục (chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, BHXH một lần) chưa được cấp sổ BHXH, khi cấp sổ BHXH nộp hồ sơ quy định tại Mục 1, 2 Phụ lục 01 kèm theo Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
Thứ sáu, Trường hợp đơn vị di chuyển trong địa bàn tỉnh, đơn vị thay đổi tên không thực hiện xác nhận sổ BHXH.
Thứ bảy, Thẩm quyền ký trên sổ BHXH
Giám đốc BHXH tỉnh, huyện quét chữ ký trong phần mềm để in trên bìa và tờ rời sổ BHXH.
Giám đốc BHXH tỉnh, huyện chịu trách nhiệm về việc quản lý con dấu theo quy định hiện hành của BHXH Việt Nam.