Phong tỏa tài khoản là một trong các biên pháp cưỡng chế được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Trong một số trường hợp thì phải hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. Khi hủy bỏ phong tỏa tài khoản của pháp nhân thì cần lập biên bản hủy bỏ phong tỏa tài khoản của pháp nhân.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản hủy bỏ phong tỏa tài khoản của pháp nhân là gì?
Mẫu quyết định về việc hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc hủy bỏ lệnh phong tỏa tài khoản. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin tài khoản được hủy bỏ biện pháp phong tỏa.
Pháp nhân ( Điều 74
– Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
– Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Pháp nhân thương mại ( Điều 75 Bộ luật dân sự 2015)
– Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
– Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
– Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này,
Pháp nhân phi thương mại ( Điều 176 Bộ luật dân sự 2015)
– Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
– Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
– Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều lệ của pháp nhân ( Điều 77 Bộ luật dân sự 2015)
– Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.
– Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên gọi của pháp nhân;
+ Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
+ Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
+ Vốn điều lệ, nếu có;
+ Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
+ Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
+ Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
+ Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
+ Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
+ Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
+ Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
Mẫu biên bản phong tỏa tài khoản của pháp nhân được dùng để ghi nhận việc hủy bỏ phong tỏa tài khoản của pháp nhân
Căn cứ pháp lý:
Điều 129: Phong tỏa tài khoản (
– Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
– Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản. Lệnh phong tỏa tài khoản của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
– Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
– Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
– Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản.
– Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Theo Điều 438 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về Phong tỏa tài khoản như sau
– Phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
– Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
– Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
– Cơ quan có thẩm quyền phong tỏa tài khoản phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho đại diện tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân hoặc tài khoản của cá nhân, tổ chức khác liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục phong tỏa tài khoản được thực hiện theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
– Điều tra viên có trách nhiệm thi hành lệnh phong tỏa tài khoản đối với bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Điểm e Khoản 1 Điều 37 BLTTHS 2015).
Căn cứ, thẩm quyền hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Điều 130. Hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ( Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
– Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
+ Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
+ Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
+ Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.
– Đối với biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.
2. Mẫu biên bản hủy bỏ phong tỏa tài khoản của pháp nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN
HỦY BỎ PHONG TỎA TÀI KHOẢN CỦA PHÁP NHÂN
Hồi ……….. giờ ……….. ngày ……. tháng …….. năm …… tại ……..(1)
Chúng tôi gồm:
Ông/bà:…….. Điều tra viên (2)
thuộc Cơ quan ………
Ông/bà: ……(3)
Ông/bà: ……..(3)
đại diện (*): …….
Thi hành Quyết định hủy bỏ phong tỏa tài khoản của pháp nhân số: ..ngày ……….. tháng ……….. năm … của ……………. đối với pháp nhân:(4)
Tên bằng tiếng Việt: …..(5)
Tên bằng tiếng nước ngoài: ……(6)
Tên viết tắt: …….(7)
Địa chỉ trụ sở chính: ……..(8)
Địa chỉ liên lạc: ……….(9)
Quyết định thành lập số: ………… ngày ……….. tháng ………. năm …..của …….(10)
Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền:……….. cấp ngày ……. tháng ……. năm…..(11)
Nơi cấp: …….(11)
Căn cứ Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự, chúng tôi đã đọc, giao Quyết định hủy bỏ phong tỏa tài khoản của pháp nhân cho đại diện (* ) ……. và tiến hành lập biên bản hủy bỏ phong tỏa tài khoản dưới đây (**):…
Ngay sau khi nhận được Quyết định hủy bỏ phong tỏa tài khoản của pháp nhân, (*) ……….. phải thực hiện ngay việc hủy bỏ phong tỏa tài khoản.
Việc hủy bỏ phong tỏa tài khoản kết thúc hồi …….. giờ …….. ngày ……. tháng ……. năm …..(12)
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản này được lập thành bốn bản, một bản giao cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, một bản gửi Viện kiểm sát ……. một bản giao cho (*)………, một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
HOẶC KHO BẠC NHÀ NƯỚC
ĐIỀU TRA VIÊN
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(* ) Ghi rõ tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân;
(**) Ghi rõ thông tin những tài khoản, chủ tài khoản và số tiền bị phong tỏa.
(1): Điền giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản
(2): Điền tên của Điều tra viên và cơ quan của Điều tra viên
(3) : Điền tên của những người khác tham gia
(4): Điền số quyết định hủy bỏ phong tỏa tài khoản của pháp nhân
(5) : Điền tên bằng tiếng Việt của pháp nhân
(6): Điền tên bằng tiếng nước ngoài của pháp nhân
(7): Điền tên viết tắt của pháp nhân
(8): Điền trụ sợ chính của pháp nhân
(9): Điền địa chỉ liên lạc của pháp nhân
(10): Điền quyết định thành lập của pháp nhân
(11): Điền giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền và nơi cấp
(12): Điền giờ, ngày, tháng, năm kết thúc biên bản