Hiện nay, Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi hỗ trợ cho những hộ gia đình, đối tượng thuộc hộ nghèo. Dưới đây là mẫu biên bản họp kết quả bình xét hộ nghèo mới nhất 2023.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp kết quả bình xét hộ nghèo mới nhất 2023:
Phụ lục V
HỌP DÂN ĐỂ THỐNG NHẤT KẾT QUẢ RÀ SOÁT
(Kèm theo Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
____________________
UBND xã Thôn/Tổ dân phố …..
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ (Tên thôn), ngày … tháng … năm … |
BIÊN BẢN KẾT QUẢ HỌP DÂN ĐỂ THỐNG NHẤT KẾT QUẢ RÀ SOÁT
Hôm nay, ngày………………………. tháng……….. năm 20………. ,…. tại ……… (ghi rõ địa điểm tổ chức họp), thôn ……………….. (tên………….. thôn) đã tổ chức cuộc họp thống nhất kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
– Chủ trì cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh người chủ trì).
– Thư ký cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh).
– Thành phần tham gia:
+ Đại diện BCĐ cấp xã ….. người (ghi rõ số lượng, họ và tên, chức vụ, đơn vị), đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể… người (ghi rõ số lượng, họ và tên, chức vụ, đơn vị), đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã: ………… người (ghi rõ số lượng, họ và tên, chức vụ).
+ Đại diện …….. hộ gia đình trên tổng số hộ …………. gia đình có tên trong Danh sách hộ gia đình cần rà soát, chiếm tỷ lệ ……………………………….. %.
+ Rà soát viên: ………………………. người (ghi rõ số lượng, họ và tên).
+ Hộ gia đình khác: …………………….. hộ.
Tổng số người tham gia: …………………………… người (có danh sách kèm theo).
1. Nội dung cuộc họp
Lấy ý kiến thành viên dự họp về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo nguyên tắc:
– Hộ gia đình đạt trên 50% ý kiến thống nhất của thành viên dự họp, đưa vào danh sách xem xét công nhận kết quả rà soát.
– Hộ gia đình đạt dưới 50% ý kiến thống nhất của thành viên dự họp, tổng hợp danh sách để rà soát lại, bảo đảm phản ánh đúng thực trạng của hộ gia đình.
2. Kết quả cuộc họp
– Kết thúc cuộc họp, các thành viên dự họp thống nhất như sau:
+ Có …………………… hộ gia đình đạt điều kiện xét công nhận hộ nghèo;
+ Có …………………… hộ gia đình đạt điều kiện xét công nhận hộ cận nghèo;
+ Có …………………… hộ gia đình đạt điều kiện xét công nhận hộ thoát nghèo;
+ Có …………………… hộ gia đình đạt điều kiện xét công nhận hộ thoát cận nghèo;
+ Có …………………….. hộ gia đình đưa vào danh sách thực hiện rà soát lại.
(Lập Danh sách chi tiết dựa trên mẫu tại Phụ lục I – Danh sách hộ gia đình cần rà soát để niêm yết,
– Những ý kiến chưa thống nhất, đề nghị tiếp tục xem xét: ……………….
Cuộc họp kết thúc vào lúc … giờ … phút cùng ngày. Đại diện các thành viên tham dự đã thống nhất nội dung biên bản; biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản lưu tại thôn, tổ dân phố, 01 bản gửi Ban Chỉ đạo cấp xã./.
ĐẠI DIỆN HỘ DÂN
| THƯ KÝ
| TRƯỞNG THÔN (Chủ trì)
|
2. Những tiêu chí xét duyệt hộ nghèo:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, các tiêu chí xét duyệt hộ nghèo bao gồm:
Thứ nhất, tiêu chí về thu nhập:
– Thu nhập từ 1 triệu 500 nghìn đồng đối với một người trong một tháng: áp dụng tại khu vực nông thôn.
– Thu nhập từ 2 triệu đồng đối với một người trong một tháng: áp dụng tại khu vực thành thị.
Thứ hai, tiêu chí về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản:
– Hiện nay có 06 loại dịch vụ cơ bản bao gồm:
+ Dịch vụ về y tế.
+ Dịch vụ về việc làm.
+ Dịch vụ về giáo dục.
+ Dịch vụ về nhà ở.
+ Dịch vụ về nước sinh hoạt và vệ sinh.
+ Dịch vụ về thông tin.
– Thực hiện đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trên 12 chỉ số gồm những chỉ số sau:
+ Việc làm.
+ Dinh dưỡng.
+ Bảo hiểm y tế.
+ Người phụ thuộc trong hộ gia đình.
+ Trình độ giáo dục của người lớn.
+ Tình trạng đi học của trẻ em.
+ Chất lượng nhà ở.
+ Nguồn nước sinh hoạt.
+ Diện tích nhà ở bình quân đầu người.
+ Nhà tiêu hợp vệ sinh.
+ Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
+ Sử dụng dịch vụ viễn thông.
Thứ ba, tiêu chí dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP.
Và đối với hộ gia đình chuẩn hộ nghèo nếu như đáp ứng tiêu chí:
– Trong khu vực nông thôn:
+ Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 1,5 triệu đồng/tháng trở xuống.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường trở lên.
– Trong khu vực thành thị:
+ Về thu nhập: hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 2 triệu đồng/tháng trở xuống.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường trở lên.
3. Quy trình tiến hành rà soát hộ nghèo:
3.1. Rà soát hộ nghèo định kỳ hàng năm:
Bước 1: Lập danh sách hộ gia đình nằm trong diện cần rà soát:
Hộ gia đình cần rà soát bao gồm:
– Hộ gia đình nằm trong danh sách hộ nghèo dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm rà soát.
– Hộ gia đình làm Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo (theo mẫu số 01 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg).
Bước 2: Thực hiện rà soát và từ đó phân bổ loại hộ gia đình:
Thực hiện thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp và phân loại hộ gia đình. Công việc này thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với trưởng thôn.
Bước 3: Tổ chức họp dân thống nhất kết quả:
Cuộc họp gồm những thành phần sau:
– Chủ trì họp: Trưởng thôn.
– Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã.
– Công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã.
– Bí thư Chi bộ thôn.
– Đoàn thể, rà soát viên.
– Đại diện hộ gia đình qua rà soát, hộ gia đình khác.
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chịu trách nhiệm giám sát.
Cuộc họp gồm những nội dung sau:
– Về kết quả đánh giá, tính điểm đối với các hộ gia đình qua rà soát: lấy ý kiến thống nhất của ít nhất là 50% tổng số người tham dự cuộc họp.
– Nếu như ý kiến thống nhất dưới 50% thì phải tiến hành thực hiện rà soát lại theo quy định.
Kết quả cuộc họp lưu ý được lập thành 02 biên bản, phải có đầy đủ chữ ký của chủ trì cuộc họp, thư ký trong cuộc họp; đại diện của những hộ dân. Trong đó, 01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi cho Ban chỉ đạo rà soát cấp xã.
Bước 4: Niêm yết,
– Sau khi có ý kiến hoàn tất thủ tục rà soát, kết quả rà soát hộ nghèo sẽ được niêm yết công khai tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nếu như có còn có thể thông báo qua đài truyền thanh cấp xã trong thời hạn là 03 ngày làm việc.
– Nếu như có khiếu nại của người dân trong thời gian niêm yết kết quả, khi đó Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức phúc tra kết quả rà soát.
Thời gian giải quyết là không quá 07 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được khiếu nại của người dân.
Sau đó, niêm yết kết quả phúc tra tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã với thời gian là 03 ngày làm việc.
– Khi hết thời gian niêm yết công khai và thời gian niêm yết phúc tra (nếu có), Ban chỉ đạo rà soát cấp xã tổng hợp lại danh sách hộ nghèo và báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về kết quả.
Bước 5: Trình lên và xin ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
– Kết quả rà soát hộ nghèo được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo bằng văn bản, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời gian là 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được báo cáo trình lên.
Bước 6: Công nhận hộ nghèo:
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tiếp theo trao Giấy chứng nhận cho hộ nghèo (theo mẫu số 03 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg).