Biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu là gì? Mẫu biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu? Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu?
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu là phần thưởng cho những doanh nghiệp có sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc trong thời gian tham gia nghiên cứu. Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký dự xét duyệt Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu, vì vậy cần có hội đồng xét chọn Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu nhất. Bài viết sau đây Luật Dương Gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về “Mẫu biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu mới nhất “.
Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu:
1. Biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu là gì?
Xét duyệt là việc xem xét, đánh giá để công nhận một cá nhân, tổ chức hay một sự vật, sự việc có đạt tiêu chuẩn để khen thưởng không.
Doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ đạt được những thành tích tốt trong một khoảng thời gian nhất định, vượt trội hẳn hơn so với các doanh nghiệp KH&CN khác.
Biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu là văn bản ghi chép lại cuộc họp xét chọn doanh nghiệp khoa học và công nghệ đạt những thành tích tốt. Biên bản bao gồm những thông tin về thành phần tham dự cuộc họp, diễn biến cuộc họp và kết quả sau cùng của cuộc họp. Mẫu biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu được ban hành theo Quyết định 3263/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu là văn bản hành chính ghi chép lại cuộc họp xét chọn doanh nghiệp khoa học và công nghệ đạt những thành tích tốt. Biên bản là văn bản pháp lý, là cơ sở để căn cứ vào đó giải quyết những vấn đề phát sinh sau này.
2. Mẫu biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….., ngày … tháng … năm 20…
BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG XÉT CHỌN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU
Ngày …/…/20…, tại ……, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng xét chọn “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu” để rà soát các hồ sơ trước khi trình UBND tỉnh.
I. Thành phần tham dự
1) …
2) …
…
II. Diễn biến cuộc họp
1. Kết quả rà soát và thẩm định hồ sơ
1.1. Về hồ sơ đề nghị xét vinh danh
….
1.2. Kết quả thẩm định hồ sơ về điều kiện:
Về điều kiện:
……
Về tiêu chí:
…..
2. Ý kiến các thành viên
……
III. Kết luận
…….
Danh sách doanh nghiệp đạt:
1. …
2. …
.v.v.
Biên bản này đã được đọc lại cho các thành viên Hội đồng xét chọn “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu” dự họp cùng nghe và thống nhất thông qua nội dung Biên bản.
THƯ KÝ CỦA HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
TM. HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu:
Biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu là văn bản hành chính vì thế các cá nhân khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung, quốc hiệu, tiêu ngữ đầy đủ.
Bạn điền đầy đủ thông tin của những người tham dự cuộc họp
Các ý kiến của những người tham gia phải được ghi chép lại đầy đủ vào biên bản
Thư ký hội đồng và chủ tịch hội đồng kí vào cuối văn bản
4. Một số quy định của pháp luật về xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu:
Điều kiện xét chọn:
Các doanh nghiệp tham gia xét chọn phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
Một là, Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về: doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dụng, đấu thầu, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
Hai là, Tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển, có doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập người lao động năm sau cao hơn năm trước.
Ba là, Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Bốn là, Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ.
Tiêu chí xét chọn, đánh giá
Doanh nghiệp được xét chọn trên 07 tiêu chí với điểm tối đa là 1000 điểm, bao gồm:
– Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp (tối đa 250 điểm).
– Chi đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa (tối đa 250 điểm).
– Công tác quản lý, điều hành và phát triển nguồn nhân lực (tối đa 200 điểm).
– Thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hoặc phòng nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp (tối đa 100 điểm).
– Doanh nghiệp có phối hợp với các tổ chức, nhà khoa học thuộc các Viện nghiên cứu, trường Đại học nghiên cứu đổi mới sáng tạo công nghệ và sản phẩm (tối đa 50 điểm).
– Đạt các giải thưởng do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xét tặng (tối đa 100 điểm).
– Dự kiến mô hình kinh doanh phát triển sản phẩm mới hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (tối đa 50 điểm).
Thủ tục nộp hồ sơ
Thứ nhất, Hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp
Doanh nghiệp gửi hai (02) bộ hồ sơ đóng theo khổ giấy A4, dán gáy (không đóng gáy xoắn) gồm:
Một là, Bản
Hai là, Bản tóm tắt thông tin hồ sơ (Mẫu số 2);
Ba là, Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền, thuộc một trong các văn bản sau:
– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Bằng bảo hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính;
– Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;
– Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ;
– Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;
– Giấy chứng nhận đăng ký chuyến giao công nghệ;
– Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.
Bốn là, Các tài liệu liên quan đến doanh nghiệp:
– Giấy đăng ký kinh doanh;
– Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Năm là,
Sáu là, Giấy xác nhận của cơ quan quản lý thuế và các giấy tờ khác chứng minh doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế trong 02 năm trước năm tham gia xét chọn đối với các doanh nghiệp không được hưởng chính sách miễn, giảm thuế;
Bảy là, Tài liệu chứng minh doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ hoặc phòng nghiên cứu và phát triển (nếu có);
Tài liệu khác (nếu có).
Hồ sơ phải là bản sao có chứng thực trừ Báo cáo tài chính của 02 năm trước năm tham gia xét chọn.
Thứ hai, Hồ sơ gửi Bộ Khoa học và Công nghệ
Một là, Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo danh sách doanh nghiệp được đề nghị;
Hai là, Bản sao y bản chính các tài liệu: Biên bản họp của Hội đồng xét chọn của UBND cấp tỉnh (Mẫu số 4), phiếu chấm điểm (Mẫu số 3) và bảng điểm (Mẫu số 3);
Ba là, Hồ sơ của doanh nghiệp được đề nghị (01 bộ) quy định tại Khoản 1 Điều này.
Thứ ba, Hồ sơ trình Ban Tổ chức
Văn bản đề nghị của cơ quan Thường trực;
Biên bản họp Hội đồng xét chọn của Bộ kèm bảng điểm;
Dự thảo Quyết định kèm danh sách “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu”.
Thứ tư, Thời gian gửi hồ sơ
Doanh nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện) về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (qua Sở Khoa học và Công nghệ) chậm nhất ngày 30/8 của năm tổ chức vinh danh (tính theo dấu bưu điện);
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện) về Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ) chậm nhất ngày 30/9của năm tổ chức vinh danh (tính theo dấu bưu điện).
Quyền lợi của doanh nghiệp được vinh danh
Được vinh danh và tuyên dương tại Lễ vinh danh.
Được nhận Cúp lưu niệm và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức.
Được sử dụng Logo của Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm.
Thương hiệu của doanh nghiệp, bài viết giới thiệu doanh nghiệp được công bố trên các phương tiện thông tin truyền thông của Bộ Khoa học và Công nghệ, cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ (www.most.gov.vn) và cổng thông tin của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Được xem xét, đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (tối đa 05 doanh nghiệp) đối với các doanh nghiệp đạt số điểm từ 800 trở lên.
Trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp được vinh danh
Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về hồ sơ đăng ký.
Không được lợi dụng các hình ảnh vinh danh để thực hiện những hoạt động trái quy định của pháp luật.
Tuyên truyền, phổ biến các bài học kinh nghiệm, giữ gìn và phát huy các thành tựu đã được vinh danh.