Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị xét tặng kỷ niệm chương là gì? Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị xét tặng kỷ niệm chương để làm gì? Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị xét tặng kỷ niệm chương 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Tìm hiểu về Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng liên đoàn lao động Việt Nam?
Trong nội quy, quy chế của các cơ quan, doanh nghiệp thì ngoài các chế độ cơ bản như tiền lương, thời gian nghỉ, thời gian làm việc.. thì còn có chế độ thưởng, phạt đối với người lao động. Đây là một trong những quy chế nhằm khuyến khích người lao động trong quá trình làm việc để đạt hiệu quả công việc cao nhất. Chế độ khen thưởng được quy định trong nội quy của cơ quan, doanh nghiệp do hội đồng thi đua khen thưởng quyết định. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị xét tặng kỷ niệm chương và hướng dẫn soạn thảo.
1. Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị xét tặng kỷ niệm chương là gì?
Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị xét tặng kỷ niệm chương là mẫu biên bản được lập ra khi họp hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị xét tặng kỷ niệm chương.
2. Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị xét tặng kỷ niệm chương để làm gì?
Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị xét tặng kỷ niệm chương là mẫu biên bản được dùng để ghi chép về việc họp hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị xét tặng kỷ niệm chương.
3. Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng đề nghị xét tặng kỷ niệm chương
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
HỘI ĐỒNG THI ĐUA – KHEN THƯỞNG
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Địa danh, ngày… tháng… năm…
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THI ĐUA – KHEN THƯỞNG
Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
“Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”
Hội đồng Thi đua – Khen thưởng (*)……… họp phiên toàn thể xét trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thời gian:…… giờ…… phút ngày…… tháng…… năm……(1)
Địa điểm:….(2)
Chủ trì cuộc họp: Đ/c………, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền). (3)
Thư ký cuộc họp: Đ/c………, chức vụ…… Thư ký Hội đồng. (4)
Các thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng…… dự họp: có… thành viên, gồm các đồng chí: (5)
1. Đ/c………… chức vụ……… Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng;
2. Đ/c………… chức vụ……… Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng;
3. Đ/c………… chức vụ……… Ủy viên;
4. Đ/c………… chức vụ……… Ủy viên;
5. Đ/c………… chức vụ……… Ủy viên;
6. Đ/c………… chức vụ……… Ủy viên;
7. Đ/c………… chức vụ……… Ủy viên, Thư ký Hội đồng.
Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng) đọc báo cáo tóm tắt thành tích của từng cá nhân, Hội đồng đã thảo luận, phân tích, đánh giá thành tích của từng cá nhân theo các quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về xét tặng “Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”
(nêu tóm tắt các ý kiến của thành viên Hội đồng)
Hội đồng tiến hành bỏ phiếu kín: (6)
– Số phiếu phát ra:
– Số
– Số phiếu hợp lệ:
– Số phiếu không hợp lệ:
* Kết quả kiểm phiếu như sau (xếp theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp) (7)
STT Họ và tên Chức vụ Số phiếu
1.
2.
3.
Cuộc họp kết thúc vào hồi giờ…… phút…… ngày…… tháng…… năm……
Thư ký cuộc họp
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chủ tịch Hội đồng
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo
(* ) Tên đơn vị có hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.
(1): Điền ngày, tháng, năm lập biên bản
(2): Điền địa điểm lập biên bản
(3): Điền tên người chủ trì cuộc họp
(4): Điền tên thư ký cuộc họp
(5): Điền các thành viên của hội đồng thu đua khen thưởng
(6): Điền nội dung về bỏ phiếu kín
(7): Điền kết quả bỏ phiếu
5. Tìm hiểu về Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
– Cơ sở pháp lý: Quyết định 1786/2019/QĐ- TLĐ
5.1. Chức năng của Hội đồng:
Theo đó Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Đoàn Chủ tịch) về công tác thi đua, khen thưởng.
5.2. Nhiệm vụ của Hội đồng:
Hội đồng có trách nhiệm tham mưu cho Đoàn Chủ tịch thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn, các quy định của pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
– Tham mưu, đề xuất để Đoàn Chủ tịch phát động các phong trào thi đua trong CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn.
– Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn.
– Tham mưu cho Đoàn Chủ tịch kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng trong CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn.
– Tham mưu cho Đoàn Chủ tịch
5.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng
– Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
– Lãnh đạo toàn diện hoạt động của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về các hoạt động của Hội đồng; giữ mối liên hệ công tác của Hội đồng với Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương và địa phương.
– Quyết định triệu tập và chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Hội đồng và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Là Chủ tịch Hội đồng sáng kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, xét duyệt sáng kiến, kinh nghiệm, các giải pháp trong công tác và quản lý của các tập thể, cá nhân.
– Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng là Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
+ Chủ trì, kết luận các phiên hợp của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền; ký các văn bản của Hội đồng theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng; chỉ đạo đôn đốc, kiểm, tra việc thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
+ Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động của khối thi đua các ban và Văn phòng Tổng Liên đoàn; tiến hành đánh giá phong trào thi đua của khối cơ quan Tổng Liên đoàn.
+ Chỉ đạo việc tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức và lao động trong toàn quốc tham gia các phong trào thi đua và thực hiện chủ trương, quy định về thi đua, khen thưởng.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát phong trào thi đua, công tác khen thưởng của các cấp Công đoàn.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
– Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phụ trách công tác thi đua, khen thưởng:
+ Giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành các công việc thường xuyên của Hội đồng; giữ mối liên hệ, trao đổi thông tin với Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, các ban, bộ, ngành, các địa phương khi có nội dung liên quan tới hoạt động của Hội đồng.
+ Chủ trì, kết luận các phiên hợp của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền; ký các văn bản của Hội đồng theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng; chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
+ Chỉ đạo hoạt động của bộ phận thường trực Hội đồng (Ban theo dõi về công tác Thi đua, khen thưởng); tổng hợp tình hình phong trào thi đua yêu nước và các phong trào do Tổng Liên đoàn phát động; chỉ đạo chuẩn bị nội dung phiên hợp Hội đồng, phê duyệt các văn bản của bộ phận thường trực Hội đồng trước khi trình Hội đồng;
+ Tham mưu, đề xuất để Hội đồng phát động các phong trào thi đua trong CNVCLĐ, kiến nghị các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng giai đoạn; sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát phong trào thi đua, công tác khen thưởng của các cấp Công đoàn.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
– Nhiệm vụ của Ủy viên Hội đồng là các đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban theo dõi về công tác Thi đua, khen thưởng, Trưởng Ban Tổ chức, Trưởng Ban Tài chính, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Chánh Văn phòng, Phó trưởng Ban theo dõi về công tác Thi đua, khen thưởng trực tiếp phụ trách công tác thi đua, khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:
+ Tham mưu, đề xuất để Hội đồng phát động các phong trào thi đua trong CNVCLĐ, kiến nghị các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng giai đoạn.
+ Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động của các Cụm, Khối thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đánh giá phong trào thi đua tại các Cụm, Khối thi đua được phân công.
+ Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng, định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng.
+ Tham gia ý kiến xét duyệt đối với các hồ sơ khen thưởng theo thẩm quyền của Hội đồng, tập trung vào các nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác chuyên môn được phân công phụ trách.
+ Tham dự các phiên họp của Hội đồng theo quy định. Trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Chủ tịch Hội đồng và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của phiên họp, gửi ý kiến của mình tới Hội đồng (qua bộ phận giúp việc Hội đồng).
– Nhiệm vụ Ủy viên Thường trực Hội đồng là Trưởng ban theo dõi về công tác Thi đua, khen thưởng, có nhiệm vụ:
+ Dự thảo kế hoạch, chương trình, nội dung công tác để trình Hội đồng thảo luận tại các cuộc họp và
+ Giữ mối liên hệ công tác giữa các thành viên Hội đồng để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
+ Chỉ đạo các công việc của bộ phận giúp việc Hội đồng; tổng hợp, rà soát và ký các văn bản xin ý kiến, đề xuất nội dung họp Hội đồng.
+ Dự toán kinh phí hoạt động công tác thi đua, khen thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và của Hội đồng.
+ Đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các
– Nhiệm vụ của Ủy viên, Thư ký Hội đồng là đồng chí Phó trưởng Ban theo dõi về công tác Thi đua, khen thưởng trực tiếp phụ trách công tác thi đua, khen thưởng,:
+ Tiếp nhận, xử lý văn bản, hồ sơ, tài liệu phục vụ các chương trình làm việc của Hội đồng.
+ Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và nội dung cần thiết khác để tổ chức hoạt động của Hội đồng.
+ Giúp Hội đồng rà soát, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định; ghi chép biên bản kết luận các kỳ họp của Hội đồng.
– Nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Ban có chức năng theo dõi công tác Thi đua, khen thưởng của Tổng Liên đoàn:
+ Dự thảo nội dung các văn bản, tài liệu phục vụ cho hoạt động của Hội đồng, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng trong công tác tham mưu với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác thi đua, khen thưởng;
+ Chủ trì phối hợp với các ban, đơn vị và các cấp công đoàn trong việc thẩm định hồ sơ, thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng Nhà nước và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Đoàn Chủ tịch do các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn đề nghị theo quy trình, quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn và các văn bản hiện hành về công tác thi đua, khen thưởng; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng và chịu trách nhiệm báo cáo Hội đồng về nội dung được triển khai tại các kỳ họp; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đảm bảo đủ tiêu chuẩn của hồ sơ, các đơn vị được khen thưởng.
+ Có trách nhiệm xin ý kiến đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách về các nội dung trước khi trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Tổng Liên đoàn.