Trong quá trình Bổ nhiệm hiệu trưởng, hội đồng quản trị nhà trường cần họp và lập ra biên bản họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng. Vậy, mẫu biên bản họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về hiệu trường trường cao đẳng:
1. Biên bản họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng là gì?
Đối với bất cứ một trường học nào, vị trí hiệu trưởng đều được xem là trọng yếu quyết định mọi công việc của toàn trường đặc biệt là đối với môi trường cao đẳng tư thục. Việc hội đồng quản trị nhà trường họp và xem xét, đề nghị công nhận hiệu trưởng thường được diễn ra phổ biến trong các cơ sở giáo dục. Khi nhận thấy một người có năng lực, phẩm chất và phù hợp với điều kiện trở thành hiệu trưởng của môi trường đào tạo, các thành viên trong hội đồng quản trị tổ chức cuộc họp đưa ra các ý kiến, quan điểm của mình để đồng ý công nhận hay không công nhận hiệu trưởng mới. Mẫu viên bản họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng được lập ra trong hoàn cảnh đó và được sử dụng rộng rãi trong thực tế.
Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng. Mẫu nêu rõ nội dung cuộc họp, thời gian và địa điểm lập biên bản, thành phần tham gia cuộc họp, lý do công nhân hiệu trưởng, tóm tắt diễn biến cuộc họp và kết quả bỏ phiếu công nhận hiệu trưởng,… Sau khi lập biên bản thư ký cuộc họp và chủ trì cuộc họp cần ký và ghi rõ họ tên để biên bản có giá trị trên thực tế và xác định được nội dung biên bản là chính xác.
2. Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
…….., ngày …. tháng … năm …..
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRƯỜNG…(2)…
(V/v đề nghị công nhận hiệu trưởng)
I. Thời gian, địa điểm
1. Thời gian: Bắt đầu từ ….. giờ…. ngày …… tháng ….. năm ……
2. Địa điểm: Tại ……..
II. Thành phần
1. Thành phần: (ghi đầy đủ thành phần được triệu tập theo quy định):
2. Số lượng được triệu tập: …….. người
a) Có mặt: ……/….
b) Vắng mặt: ……/…. (lý do):……. (ghi rõ họ và tên, lý do vắng mặt của từng người)
3. Chủ trì cuộc họp: Đ/c ……… chức danh ………
4. Thư ký cuộc họp: Đ/c ……… chức danh ………
III. Nội dung
1. Nêu lý do công nhận hiệu trưởng; tóm tắt quy trình lựa chọn hiệu trưởng; tiêu chuẩn hiệu trưởng.
2. Tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên tham dự cuộc họp hội đồng quản trị về người được giới thiệu để đề nghị công nhận hiệu trưởng.
3. Cuộc họp hội đồng quản trị tiến hành biểu quyết về nhân sự đề nghị công nhận hiệu trưởng.
Kết quả:
– Số phiếu phát ra: …….. phiếu.
– Số phiếu thu về: ……… phiếu.
– Số phiếu hợp lệ: …………phiếu.
– Số phiếu không hợp lệ: …….phiếu.
– Số phiếu đồng ý đề nghị công nhận: …. phiếu/….phiếu (….%).
– Số phiếu không đồng ý đề nghị công nhận: …. phiếu/….phiếu (….%).
(Có
Biên bản này được lập thành … bản và được các thành viên tham dự cuộc họp hội đồng quản trị nhất trí thông qua.
Cuộc họp kết thúc vào ….. giờ…. ngày …… tháng …… năm …..
THƯ KÝ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)
Hướng dẫn:
(1), (2): Tên trường cao đẳng tư thục.
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng:
– Phần mở đầu:
+ Tên trường cao đẳng tư thục.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản họp hội đồng quản trị trường đề nghị công nhận hiệu trưởng.
+ Thời gian và địa điểm tổ chức cuộc họp.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thời gian cụ thể và địa điểm bắt đầu cuộc họp
+ Thành phần tham dự.
+ Nội dung cuộc họp.
+ Kết quả của cuộc họp.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian kết thúc cuộc họp.
+ Ký và ghi rõ họ tên thư ký.
+ Ký tên, đóng dấu của chủ trì cuộc họp.
4. Một số quy định của pháp luật về hiệu trường trường cao đẳng:
4.1. Hiệu trưởng trường cao đẳng:
Theo Điều 15 Thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH quy định nội dung như sau:
“1. Vai trò, vị trí của hiệu trưởng trường cao đẳng
a) Hiệu trưởng trường cao đẳng là người đứng đầu trường cao đẳng, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường;
b) Hiệu trưởng trường cao đẳng là người điều hành tổ chức, bộ máy của trường cao đẳng;
c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm;
d) Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp;
đ) Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác tài chính, tài sản của nhà trường.
2. Hiệu trưởng trường cao đẳng phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của
3. Hiệu trưởng trường cao đẳng có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các quy định sau đây:
a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của nhà trường trình hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập hoặc trình hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục phê duyệt;
b) Xây dựng quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động trình hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập hoặc trình hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục thông qua;
c) Tổ chức tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật;
d) Hằng năm tổ chức đánh giá, phân loại giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động;
đ) Xem xét các ý kiến của hội đồng tư vấn trước khi quyết định. Trường hợp không đồng ý với nội dung của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng được quyết định, chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định và báo cáo hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập hoặc báo cáo hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục trong kỳ họp hội đồng trường, hội đồng quản trị gần nhất;
e) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị; trao đổi với chủ tịch hội đồng trường, chủ tịch hội đồng quản trị và thống nhất cách giải quyết theo quy định của pháp luật nếu phát hiện nghị quyết vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường. Trường hợp không thống nhất được cách giải quyết thì hiệu trưởng báo cáo với cơ quan chủ quản trường đối với trường cao đẳng công lập hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trường cao đẳng tư thục;
g) Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học;
h) Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường;
i) Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước đối với giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học trong nhà trường theo quy định;
k) Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
l) Quyết định các biện pháp để thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
m)
n) Quyết định thành lập, giải thể các hội đồng tư vấn của trường;
o) Cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo cho người học theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”
4.2. Thủ tục công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục:
Theo Điều 17 Thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH quy định nội dung như sau:
“1. Đề xuất nhân sự giữ chức vụ hiệu trưởng
Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường căn cứ tiêu chuẩn hiệu trưởng trường quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật giáo dục nghề nghiệp, lựa chọn và đề nghị người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này công nhận.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận hiệu trưởng là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường đề nghị người có thẩm quyền công nhận (theo mẫu tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này);
b) Biên bản họp của hội đồng quản trị đề nghị công nhận hiệu trưởng trường (theo mẫu tại Phụ lục IX kèm theo Thông tư này);
c) Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị công nhận hiệu trưởng tự khai vận dụng theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được đề nghị công nhận cư trú;
d) Văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị công nhận.
3. Quyết định công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục. Trường hợp không đồng ý, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”
– Như vậy, trình tự thực hiện công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục theo quy định của pháp luật gồm 2 bước:
+ Bước 1: Đề xuất nhân sự giữ chức vụ hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục.
Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường căn cứ tiêu chuẩn hiệu trưởng trường cao đẳng, lựa chọn và đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công nhận.
+ Bước 2: Lập hồ sơ đề nghị công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục.
Quyết định công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục. Trường hợp không đồng ý, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
– Cách thức thực hiện: Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp
– Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản của hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục.
+ Biên bản họp của hội đồng quản trị đề nghị công nhận hiệu trưởng trường.
+ Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị công nhận hiệu trưởng tự khai.
+ Văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị công nhận.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ