Hỏi cung bị can là một trong các hoạt động điều tra hình sự của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mỗi lần hỏi cung bị can cơ quan tiến hành hỏi cung đều phải lập biên bản và lưu giữ lại biên bản đó. Vậy, biên bản hỏi cung bị can có nội dung như thế nào? .
Mục lục bài viết
1. Biên bản hỏi cung bị can là gì?
Ngày nay, hoạt động hỏi cung bị can là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên được quy cụ thể tại Bộ luật Tố tụng hình sự, hỏi cung bị can là hoạt động thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thông qua đó gắn công tố với hoạt động điều tra, nhằm mục đích đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội và đúng quy định của pháp luật. Khi tiến hành hỏi cung bị can cần lập biên bản hỏi cung bị can. Mẫu biên bản hỏi cung bị can được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Mẫu biên bản hỏi cung bị can số 126/HS được xây dựng trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, quy định đầy đủ nội dung và tạo thuận lợi cho hoạt động của Kiểm sát viên. Biên bản hỏi cung bị can được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để ghi chép lại quá trình hỏi cung bị can. Mẫu nêu rõ thông tin Viện kiểm sát ban hành biên bản, thông tin Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách tiến hành hỏi cung, thông tin người đại diện, người bào chữa, người phiên dịch, nội dung hỏi cung bị can. Mẫu được ban hành Theo Quyết định số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018.
2. Mẫu biên bản hỏi cung bị can:
Mẫu số 126/HS
Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]………………………………………….
____________
Số:…../BB-VKS…-…[3]
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
BIÊN BẢN HỎI CUNG BỊ CAN
Vào hồi…….giờ….phút, ngày…….. tháng…….. năm…… tại………
Tôi….….Chức danh………
và ông/bà …….Chức danh……
Có sự tham gia của ông (bà):……….. là[4]……………
Tiến hành hỏi cung bị can:
Họ tên: ………. Giới tính:
Tên gọi khác:
Sinh ngày ……… tháng ……… năm ………… tại:
Quốc tịch:……; Dân tộc:……….; Tôn giáo:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày……… tháng ……… năm ………. Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Bị can đã được giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự:
HỎI VÀ TRẢ LỜI
………………………………
Việc lấy lời khai kết thúc hồi…… giờ……., ngày……..tháng……năm……… và đã được ghi âm, ghi hình (nếu có).
Biên bản này đã đọc lại (hoặc tự đọc), phát lại ghi âm, ghi hình (nếu có) cho bị can nghe, xem, công nhận đúng như đã khai và ký tên xác nhận dưới đây.
BỊ CAN
(ký, ghi rõ họ tên)
KIỂM SÁT VIÊN
(ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(ký, ghi rõ họ tên, chức danh)
NGƯỜI PHIÊN DỊCH
(Nếu có)
NGƯỜI BÀO CHỮA
(Nếu có)
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Nếu có)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản hỏi cung bị can:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Người đại diện, người bào chữa, người phiên dịch,…
4. Một số quy định về hỏi cung bị can:
4.1. Hỏi cung bị can là gì?
Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp thu thập về chứng cứ khá phức tạp, khó khăn, theo đó tùy vào từng bị can mà có lứa tuổi, đặc điểm, nhận thức, nhân thân, nhân cách, diễn biến tâm lý khác nhau và đều có tâm lý xu hướng chối tội.
Hỏi cung bị can là một biện pháp, quá trình điều tra theo thủ tục, trình tự luật định đối với người đã bị khởi tố về hình sự nhằm mục đích tìm ra và làm sáng tỏ sự thật về hành vi có hay không phạm tội của cá nhân bị can hoặc những người có trách nhiệm liên qua. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự, có yếu tố, căn cứ, dấu hiệu để cấu thành tội phạm. Để tiến hành thủ tục này, đảm bảo tính khách quan, xác thực, đúng người đúng tội các Điều tra viên cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định mà pháp luật đã đề ra.
Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối với một người đã bị khởi tố về hình sự (bị can) nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của những người đồng phạm. Khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viên phải quán triệt nguyên tắc thận trọng, khách quan, không được dễ tin lời cung. Lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh kỹ, bảo đảm chính xác và rõ ràng. Cơ quan có thẩm quyền cần phải thực hiện đúng thủ tục pháp luật về hỏi cung bị can.
4.2. Quy định của pháp luật về hỏi cung bị can:
Theo Điều 183
“Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải
Một số quy định về hỏi cung bị can:
– Trước khi tiến hành hỏi cung bị can lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Việc này phải được ghi vào biên bản.
– Đối với trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.
– Cơ quan có thẩm quyền không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
– Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
– Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
– Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
– Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Sau khi có quyết định khởi tố bị can, Điều tra viên phải tiến hành ngay việc hỏi cung bị can, nhằm mục đích sớm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của bị can, giúp cho công tác điều tra, xử lý được nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Mặt khác, việc hỏi cung bị can được tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can sẽ tạo điều kiện cho bị can sớm thực hiện được các quyền đưa ra những chứng cứ và những yêu cầu; tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa,…
– Thông thường việc hỏi cung bị can được tiến hành tại trụ sở của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, theo quy định của điều luật, Điều tra viên cũng có thể hỏi cung bị can tại nơi đang tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.
– Nếu vụ án có nhiều bị can thì phải hỏi cung riêng từng bị can và không được để cho các bị can tiếp xúc với nhau để tránh các bị can thông cung, khai báo không đúng sự thật. Vì vậy, Điều tra viên phải sắp xếp thời gian triệu tập bị can để hỏi cung riêng mỗi bị can vào những thời gian khác nhau. Nếu vụ án do nhiều Điều tra viên tiến hành điều tra và cần thiết phải hỏi cung nhiều bị can cùng một thời gian thì phải bố trí các chỗ hỏi cung riêng để các bị can không tiếp xúc được với nhau.
– Cần đặc biệt lưu ý rằng trong quá trình hỏi cung bị can Điều tra viên, Kiểm sát viên không được bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can.
Bức cung là bức ép bị can phải khai báo, khai không đúng sự thật, khai theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên, Kiểm sát viên bằng việc dùng những thủ đoạn, phương pháp hỏi cung trái pháp luật cụ thể như: Đe dọa dùng nhục hình; đe dọa bắt giam bị can (đang tại ngoại) hoặc người thân của bị can; đe dọa, khống chế về tinh thần,… Còn việc dùng nhục hình là tra tấn, đánh đập hoặc dùng các thủ đoạn thô bạo khác làm cho bị can bị đau đớn về thể xác, hoảng loạn về tinh thần mà phải khai báo không đúng sự thật hoặc khai báo theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên, Kiểm sát viên,… Điều luật nghiêm cấm bức cung và dùng nhục hình trong khi hỏi cung vì những việc làm trái pháp luật này không những xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm của bị can, mà còn làm sai lệch sự thật vụ án. Điều tra viên, Kiểm sát viên có hành vi bức cung, nhục hình phải chịu trách nhiệm hình sự theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.