Trong một số bản án, quyết định hình sự đều có phần nghĩa vụ dân sự như khoản tịch thu sung quỹ nhà nước; quyết định hình sự,.... Trong hoạt động thi hành án dân sự, kể cả thi hành án thuộc lĩnh vực quân sự cần phải có biên bản giao vật chứng, tài sản.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Biên bản giao nhận vật chứng, tài sản là gì và dùng để làm gì?
Giao nhận vật chứng, tài sản là hoạt động được tiến hành từ hai chủ thể trở lên, trong đó bao gồm bên giao tài sản, vật chứng và bên nhận vật chứng, tài sản; ngoài ra còn có thể có các chủ thể khác như người làm chứng,…
Mẫu số 61/PTHA: Biên bản giao nhận vật chứng, tài sản là văn bản được lập ra khi tiến hành giao nhận vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự thuộc lĩnh vực quân sự.
Mẫu số 61/PTHA: Biên bản giao nhận vật chứng, tài sản được dùng để ghi chép lại các diễn biến trong hoạt động giao nhận tài sản, vật chứng. Mẫu biên bản này thể hiện các thông tin như bên giao, bên nhận, thông tin về vật chứng, tài sản được giao nhận như theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật Thi hành án dân sự quy định: “… Việc giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải được lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm giao nhận; số lượng, chủng loại, hiện trạng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ, có so sánh với biên bản thu giữ ban đầu của
2. Mẫu Biên bản giao nhận vật chứng, tài sản:
Mẫu số 61/PTHA Biên bản giao nhận vật chứng, tài sản được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 96/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
Về việc giao nhận vật chứng, tài sản
Hôm nay, vào hồi: …… giờ …. ngày ….. tháng ….. năm ….. tại… (1)
Căn cứ Bản án, Quyết định số ………. ngày ….. tháng ….. năm ……. của
Căn cứ Quyết định chuyển vật chứng số ……. ngày….tháng….. năm …….. của (nếu có). (3)
Căn cứ Quyết định thi hành án số ……. ngày……tháng …… năm ……. của Trưởng phòng Thi hành án ……(4)(nếu có).
Căn cứ vào Biên bản thu, giữ
Chúng tôi gồm:
Bên giao: (5)
Ông (bà): ……, chức vụ:
Ông (bà): ……, chức vụ:
Bên nhận: (6)
Ông (bà): ……, chức vụ:
Ông (bà): ……, chức vụ:
Tiến hành giao nhận tài sản trong vụ án:
Vật chứng, tài sản giao nhận gồm có:
Biên bản lập xong hồi ……… giờ …… cùng ngày, lập thành…… bản, đã đọc lại cho mọi người nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
TRƯỞNG PHÒNG THI HÀNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Soạn thảo biên bản giao nhận vật chứng, tài sản:
(1) Ghi thời gian, địa điểm tiến hành lập biên bản
(2) Ghi Bản án, Quyết định được đưa ra thi hành
(3) Ghi theo Quyết định chuyển vật chứng
(4) Ghi theo quyết định thi hành án
(5) Ghi chủ thể tiến hành giao vật chứng, tài sản
(6) Ghi chủ thể tiến hành nhận vật chứng, tài sản
4. Quy định pháp luật về hoạt động chuyển giao, tiếp nhận vật chứng, tài sản:
Tại
“Điều 122. Chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ kèm theo bản án, quyết định
1. Vật chứng, tài sản tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự do yêu cầu phục vụ việc xét xử mà chưa được chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự trong giai đoạn truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự tại thời điểm Tòa án chuyển giao bản án, quyết định.
2. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được tiến hành tại kho của cơ quan thi hành án dân sự. Bên giao có trách nhiệm vận chuyển vật chứng, tài sản tạm giữ đến kho của cơ quan thi hành án dân sự.
Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự thì địa điểm giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ là nơi đang gửi, giữ hoặc nơi đang có tài sản.
3. Việc tiếp nhận tài sản phải có sự tham gia đầy đủ của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền, thủ kho, kế toán.
Điều 123. Thủ tục tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ
Việc tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được tiến hành theo thủ tục sau đây:
1. Thủ kho có trách nhiệm trực tiếp nhận, kiểm tra hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ và nhập kho thi hành án. Việc giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải được lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm giao nhận; số lượng, chủng loại, hiện trạng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ, có so sánh với biên bản thu giữ ban đầu của
Biên bản giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, nếu có.
2. Trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ được bàn giao dưới hình thức gói niêm phong, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận khi có kết quả giám định rõ số lượng, chủng loại, chất lượng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ trong gói niêm phong đó của cơ quan có thẩm quyền. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ là các chất ma túy, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận dưới hình thức gói niêm phong kèm theo kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền.
Khi giao, nhận phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của vật chứng, tài sản được niêm phong, có chữ ký của bên giao, bên nhận. Trường hợp niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu khả nghi trên đó thì cơ quan thi hành án dân sự chỉ tiếp nhận khi có kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền.”
Từ quy định trên, có thể thấy đối tượng của hoạt động chuyển giao ở đây chính là vật chứng, tài sản tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự. Hoạt động chuyển giao vật chứng, tài sản đang bị tạm giữ có thể được tiến hành trong giai đoạn truy tố, xét xử. Nếu không thể chuyển giao trong giai đoạn truy tố, xét xử thù phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự tại thời điểm Tòa án chuyển giao bản án, quyết định hình sự về vật chứng, tài sản đó.
Địa điểm tiến hành hoạt động giao nhận vật chứng chính là tại kho của cơ quan thi hành án dân sự, chỉ trong trường hợp không thể vận chuyển, di dời tài sản, vật chứng thì địa điểm giao nhận vật chứng, tài sản chính là nơi đang gửi, giữ hoặc nơi đang có tài sản, vật chứng đó.
Chủ thể tham gia tiếp nhận vật chứng, tài sản đó chính là phải có Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền và có sự tham gia của thủ kho, kế toán.
Thủ tục tiến hành nhận vật chứng: Đầu tiên, thủ kho tiến hành kiểm tra hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ và nhập kho thi hành án. Tiến hành lập biên bản giao nhận vật chứng, tài sản. Đồng thời, phải tiến hành so sánh với biên thản thu giữ ban đầu của Cơ quan Công án, Tòa án xem có gì thay đổi, tìm hiểu nguyên nhân thay đổi hiện trạng của vật chứng, tài sản. Cơ quan thi hành án ban đầu chỉ tiếp nhận tài sản, vật chứng đủ và đúng hiện trạng như ghi trong biên bản thu giữ ban đầu. Nếu có thay đổi thì Thủ trưởng bên giao, bên nhận phải kiểm tra, kết luận về sự thay đổi, và cơ quan thi hành án chỉ tiếp nhận tài sản, vật chứng khi đã làm rõ về những thay đổi.
Trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ được bàn giao dưới hình thức gói niêm phong, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận tài sản, vật chứng khi có kết quả giám định rõ số lượng, chủng loại, chất lượng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ trong gói niêm phong đó của cơ quan có thẩm quyền. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ là các chất ma túy, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận dưới hình thức gói niêm phong kèm theo kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền, đây là quy định đặc thù vì ma túy rất khó để định lượng cũng như định tính bằng mắt thường, nên cần phải có kết quả giám định của cơ quan có thẩm quyền.
Khi giao, nhận phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của vật chứng, tài sản nói chung và tài sản, vật chứng được niêm phong nói riêng thì phải có chữ ký của bên giao, bên nhận và dấu của cơ quan bên nhận, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao. Trường hợp niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu khả nghi trên đó thì cơ quan thi hành án dân sự chỉ tiếp nhận khi có kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền.