Nhằm để đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho cả hai bên khi thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận với nhau về hình thức đặt cọc. Việc đặt cọc được quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 với các điều khoản như tài sản đặt cọc hình thức đặt cọc... Việc đặt cọc được các bên thực hiện qua biên bản giao nhận tiền đặt cọc.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản giao nhận tiền đặt cọc là gì?
Mẫu
Mục đích của biên bản giao nhận tiền đặt cọc: biên bản nhằm ghi nhận quá trình đặt cọc của các bên với nhau, biên bản xác nhận sự thỏa thuận giữa các bên liên quan đến quá trình đặt cọc.
2. Quy định của pháp luật về đặt cọc:
Điều 328 Bộ Luật dân sự quy định về Đặt cọc như sau:
– Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
– Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chủ thể của đặt cọc
Theo Điều 117
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Hình thức của đặt cọc:
Điều 119 Bộ luật dân sự quy định về hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
– Đối với đặt cọc, pháp luật quy định thỏa thuận đặt cọc phải được lập thành văn bản, nếu hai bên chủ thể chỉ thỏa thuận miệng thì thỏa thuận đó sẽ không có giá trị pháp lý. Đối với trường hợp này, đối tượng của thỏa thuận sẽ không có chức năng bảo đảm và sẽ trở thành một phần nghĩa vụ được thực hiện trước.
Thỏa thuận đặt cọc có thể được các bên thể hiện bằng một văn bản riêng hoặc cũng có thể được thể hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng chính thức. Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng thì việc đặt cọc phải được thể hiện bằng văn bản riêng vì tại thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc thì hợp đồng chưa được hình thành. Tuy nhiên pháp luật cũng không quy định thỏa thuận đặt cọc có phải bắt buộc được công chứng, chứng thực hay không, vì thế việc công chứng, chứng thực tùy vào sự thỏa thuận của các bên.
Mục đích của đặt cọc
Điều 118
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
Các trường hợp tùy vào sự thỏa thuận của các bên và căn cứ vào thời điểm đặt cọc với thời điểm giao kết của hợp đồng được bảo đảm bằng biện pháp đặt cọc để xác định mục đích của việc đặt cọc.
Việc đặt cọc giữa các bên có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng hoặc cũng có thể mang cả hai mục đích là đảm bảo giao kết và đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Thời điểm phát sinh thỏa thuận đặt cọc: thời điểm phát sinh thỏa thuận đặt có có thể là cùng hoặc sau khi kí kết hợp đồng chính thực được thiết lập, tức là khi các chủ thể đã có quan hệ nghĩa vụ, mà còn có thể phát sinh ngay cả khi giữa các chủ thể chưa có quan hệ nghĩa vụ.
Mục đích của đặt cọc do các bên chủ thể thỏa thuận là để đảm bảo giao kết hoặc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Mục đích của đặt cọc có ý nghĩa quan trọng để xác định hiệu lực của đặt cọc, đặt cọc có hiệu lực khi hợp đồng bắt đầu thực hiện hay khi hợp đồng hết hiệu lực.
Trong trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh trước khi các bên thiết lập nghĩa vụ mà các bên không thỏa thuận về mục đích của đặt cọc thì biện pháp đặt cọc đó sẽ đảm bảo giao kết hợp đồng. Khi thỏa thuận đặt cọc có hiệu lực pháp lý nó sẽ ràng buộc các bên trong quan hệ buộc phải giao kết hợp đồng. Nếu các bên vi phạm thỏa thuận này thì sẽ phải chịu chế tài. Trường hợp này, thỏa thuận đặt cọc mặc nhiên chấm dứt hiệu lực pháp luật khi hợp đồng đã được giao kết bởi mục đích của biện pháp đặt cọc đã đạt được.
3. Mẫu biên bản giao nhận tiền đặt cọc:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————***—————
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm …………, tại ……………….., Chúng tôi gồm:
BÊN A: BÊN NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC
Ông: ……………
CMND số: …………
Đăng ký hộ khẩu: ……………
Và vợ: ……………
CMND số: …………
Đăng ký hộ khẩu: ………
(Sau đây được gọi là “Bên A”)
Là chủ sở hữu căn hộ/nhà …………………. tại địa chỉ số ………
BÊN B: BÊN GIAO TIỀN ĐẶT CỌC
Ông: ……………
CMND số: ……………
Đăng ký hộ khẩu: ……………
Và vợ: ……………
CMND số: …………
Đăng ký hộ khẩu: ……………
(Sau đây được gọi là “Bên B”)
Hai bên đã tiến hành lập Biên bản giao nhận tiền đặt cọc theo Thoả thuận đặt cọc chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ số …/ …./THNC, ngày …/…/20… mà hai bên đã ký kết, với nội dung như sau:
1. Bên A đã nhận dủ số tiền đặt cọc do Bên B giao là: …………… đồng (…… triệu đồng chẵn).
2. Lý do đặt cọc: Thực hiện theo đúng quy định tại Điều 3 của Thoả thuận đặt cọc.
3. Số tiền đặt cọc này sẽ được trừ vào số tiền thanh toán lần thứ nhất theo quy định tại Thoả thuận đặt cọc.
4. Biên bản giao nhận tiền đặt cọc này được lập thành 02 bản giống nhau, mỗi bên giữ 01 bản để làm bằng chứng cho việc thực hiện Thoả thuận đặt cọc chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ số ……………., ngày …../…../20……
BÊN NHẬN ĐẶT CỌC BÊN ĐẶT CỌC
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)
4. Mẫu biên nhận tiền đặt cọc:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
GIẤY BIÊN NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC
Tên tôi là: ……………….
Số chứng minh thư: ………Ngày cấp:…….Nơi cấp: …….
Địa chỉ: ………….
Có Bán cho
Ông (Bà): …………
Số chứng minh thư: ………..Ngày cấp:………Nơi cấp: ……..
Địa chỉ: ………….
Tài sản bán là: …………….
Số lượng:……..(Bằng chữ: ………….)
Giá bán: ………….(Bằng chữ: ……………)
Tổng giá trị thanh toán: ………….
(Bằng chữ: …………..)
Ông (Bà): ……….đã đặt cọc:…….(Bằng chữ:……….)
cho Ông (Bà): …………để mua ………..
Ông (Bà): ………….có trách nhiệm hoàn tất mọi thủ tục chuyển nhượng cho Ông (Bà) ……….số tài sản nêu trên chậm nhất vào ngày …………
Ông (Bà) ………có trách nhiệm thanh toán số tiền còn lại là: ………..(Bằng chữ: ………….) cho Ông (Bà) …….. chậm nhất vào ……..
Trong trường hợp Ông (Bà) ………không làm thủ tục chuyển nhượng tài sản như đã thoả thuận sẽ phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc trên và chịu trách nhiệm bồi thường cho Ông (Bà)………..số tiền tương đương với số tiền đặt cọc.
Trong trường hợp Ông (Bà)………… không mua tài sản trên hoặc không thanh toán số tiền còn lại theo đúng thời gian quy định sẽ bị mất số tiền đặt cọc.
Bên bán đảm bảo số tài sản trên là hợp pháp, không có tranh chấp, mọi quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ ………..thuộc về người mua.
Giấy biên nhận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cam kết mua và bán theo đúng thoả thuận đã nêu trên. Nếu bên nào vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Địa danh, ngày …..tháng ……….năm ………
BÊN MUA BÊN BÁN
NGUYỄN VĂN A NGUYỄN VĂN B
5. Hướng dẫn soạn thảo biên bản nhận tiền đặt cọc:
Hai bên cần ghi rõ thông tin của cả hai, bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc cần ghi rõ thông tin: tên, chứng minh nhân dân số, thông tin của vợ, tên, số chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
Nội dung biên bản nêu rõ số tiền hai bên nhận đặt cọc, lý do đặt cọc và các thỏa thuận khác giữa hai bên nếu có.
Nội dung của biên nhận tiền đặt cọc bao gồm các nội dung chính sau:
– Phần đầu là Quốc hiệu tiêu ngữ; thời gian địa điểm lập biên bản;
– Sau đó đến tên biên bản về việc gì đó;
– Thông tin của các bên bao gồm bên nhận cọc và bên đặt cọc;
– Số tiền đặt cọc là bao nhiêu, đặt cọc thực hiện nghĩa vụ cho hợp đồng nào;
– Quyền và nghĩa vụ, cam kết của các bên khi nhận cọc, khi không thực hiện hợp đồng chính thì như thế nào;
Ngoài các nội dung cơ bản trên thì các bên có thể thỏa thuận đưa thêm nội dung liên quan đến việc đặt cọc vào trong biên bản này.