Việc giải tỏa kê biên, xử lý tài sản được lập thành biên bản giải tỏa kê biên, xử lý tài sản. Vậy mẫu biên bản này có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Biên bản giải tỏa kê biên, xử lý tài sản là gì, mục đích của biên bản?
Theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có thể hiểu kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó Chấp hành viên tiến hành để kê khai, ghi lại từng loại tài sản, giao cho chủ tài sản hoặc thân nhân bảo quản, cấm việc tẩu tán, phá hủy nhằm đảm bảo cho việc xét xử, thi hành bản án và các quyết định của cơ quan nhà nước được thuận lợi, đúng pháp luật. Lệnh kê biên tài sản sẽ được hủy bỏ sau khi bản án được thi hành hoặc khi xét thấy việc kê biên tài sản không còn cần thiết nữa.
Giải tỏa kê biên, xử lý tài sản có thể hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải tỏa kê biên, trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án trong các trường hợp pháp luật quy định không cần thiết phải kê biên tài sản hoặc các trường hợp khác theo quy định của Luật.
Biên bản giải tỏa kê biên, xử lý tài sản là văn bản được lập ra để ghi chép về việc giải tỏa kê biên, xử lý tài sản, nội dung biên bản nêu rõ nội dung giải tỏa, thông tin xử lý…
Mục đích của biên bản giải tỏa kê biên, xử lý tài sản: các bên liên quan sử dụng biên bản giải tỏa kê biên, xử lý tài sản nhằm mục đích ghi nhận quá trình giải tỏa kê biên, xử lý tài sản của cơ quan có thẩm quyền đối với người phải thi hành án.
2. Biên bản giải tỏa kê biên, xử lý tài sản:
Mẫu số 57/PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
BIÊN BẢN
(Về việc giải tỏa kê biên, xử lý tài sản)
Hôm nay, vào hồi..(1)..giờ ….. ngày ….. tháng …… năm ……. tại:
Căn cứ Bản án, Quyết định số (2)………. ngày …… tháng …… năm …… của
Căn cứ Quyết định thi hành án số (3)……….. ngày….tháng….năm ……….. của Trưởng phòng Thi hành án
Căn cứ Quyết định về việc cưỡng chế thi hành án số (4)………… ngày… .tháng…. năm ….. của
Chúng tôi gồm:
Ông (bà): …………., chức vụ: Chấp hành viên (5)
Ông (bà): ………., chức vụ: ……………., đại diện
Ông (bà): ………, chức vụ: ……………., đại diện
Đại diện chính quyền địa phương: (6)
Ông (bà): …….., chức vụ:
Với sự tham gia của: (7)
Ông (bà): ……….., chức vụ:
đại diện Viện kiểm sát quân sự
Ông (bà): ……., chức vụ: ………………, đại diện
Lập biên bản giải tỏa kê biên, xử lý tài sản của ông (bà): (8)
tại
Ông (bà): ……….. đã nhận tài sản (nêu rõ số lượng, tình trạng tài sản)
Biên bản lập xong hồi ……. giờ …….. cùng ngày, lập thành …………. bản, giao cho …………., đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN VKSQS ………….
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN……….
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1) Người viết biên bản ghi rõ địa điểm và ngày tháng năm thực hiện biên bản;
(2) Ghi số quyết định của Tòa án;
(3) Ghi số Quyết định thi hành án;
(4) Ghi số quyết định về việc cưỡng chế thi hành án;
(5) Ghi rõ họ tên và chức vụ của chấp hành viên;
(6) Ghi rõ họ tên và chức vụ của đại diện chính quyền địa phương;
(7) Ghi Họ tên và chức vụ của đại diện viện kiểm sát quân sự;
(8) Thông tin người nhận tài sản giải tỏa kê biên, xử lý tài sản;
4. Quy định về giải tỏa kê biên, xử lý tài sản:
Giải tỏa kê biên tài sản được quy định tại Điều 105
– Đương sự thỏa thuận về việc giải tỏa kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Các bên bao gồm bên phải thi hành án, bên được thi hành án và người có quyền và lợi ích liên quan sẽ thỏa thuận về việc giải tỏa kê biên tài sản, trường hợp các bên thỏa thuận thống nhất với nhau về việc giải tỏa kê biên và việc thỏa thuận này không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba thì tòa án sẽ ra quyết định giải tỏa kê biên tài sản.
– Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của Luật này. Việc kê biên tài sản là nhằm mục đích đảm bảo người phải thi hành án thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của Luật. Do đó khi đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của Luật thì sẽ có quyết định giải tỏa kê biên tài sản cho bên phải thi hành án.
– Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản. Trong các trường hợp xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tiến hành kê biên tài sản thì người có thẩm quyền có quyền đưa ra quyết định hủy bỏ quyết định kê biên tài sản, tài sản bị kê biên sẽ được giải tỏa và trả lại tài sản kê biên cho người thi hành.
– Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 của Luật thi hành án dân sự 2014 như sau:
+ Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;
+ Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;
+ Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
+ Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này;
+ Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;
+ Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án;
+ Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;
+ Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc đã thành niên.
Theo những quy định trên thì đối với các trường hợp như đương sự thỏa thuận về việc giải tỏa kê biên tài sản (mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba), đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án hay có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản hoặc có quyết định đình chỉ thi hành án thì tài sản kê biên sẽ được giải tỏa, tiến hành hủy bỏ biện pháp kê biên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án.
Thời hạn giải tỏa tài sản kê biên kể từ ngày có quyết định giải tỏa kê biên là 05 ngày làm việc, Chấp hành viên ra quyết định giải tỏa kê biên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án. Chấp hành viên đã ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án khi xác định người phải thi hành án có tài sản. Sau khi tống đạt xong quyết định cưỡng chế kê biên thì ngày hôm sau người phải thi hành án đến nộp đủ tiền thi hành án và các chi phí thi hành án, trong trường hợp này Chấp hành viên ra quyết định giải tỏa kê biên và trả lại tài sản đã kê biên cho họ, nên không phải ra quyết định thu hồi quyết định cưỡng chế đó.
Như vậy việc giải tỏa kê biên, xử lý tài sản phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền. Chỉ các trường hợp quy định nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền mới ra quyết định giải tỏa kê biên, xử lý tài sản, trả lại tài sản cho người bị thi hành án, thời gian giải tỏa tài sản kê biên kể từ ngày có quyết định giải tỏa kê biên là 05 ngày làm việc. Cơ quan có thẩm quyền liên quan đến giải tỏa kê biên, xử lý tài sản phải thực hiện đúng các quy định về giải tỏa kê biên, xử lý tài sản và đúng thời hạn, đảm bảo giải tỏa kê biên, xử lý tài sản kịp thời cho người bị thi hành án, đảm bảo quyền và lợi ích cho những người này.