Trong hoạt động giao nhận lại số tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giữa các chủ thể thì các chủ thể sẽ tiến hành lập biên bản đối chiếu nộp thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản đối chiếu nộp thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là gì?
– Mẫu biên bản đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc đối chiếu nộp thu BHXH, BHYT. Mẫu biên bản nêu rõ đại diện cơ quan BHXH, đại diện đơn vị sử dụng lao động, nội dung đối chiếu…
– Mẫu C05-TS Biên bản đối chiếu thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN. Cách tính các khoản bảo hiểm tại đơn vị và cơ quan bảo hiểm có thể không giống nhau dẫn đến số dư nợ bảo hiểm và doanh nghiệp có thể khách nhau nên đơn vị và bảo hiểm xã hội cần có biên bản đối chiếu thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN. Theo Quyết Định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 thì doanh nghiệp và bảo hiểm sử dụng Mẫu C05-TS Biên bản đối chiếu thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN để đối chiếu bảo hiểm.
– Việc lập mẫu C05-TS do cơ quan bảo hiểm xã hội lập khi đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN lớn thời gian nợ kéo dài từ 3 tháng trở lên hoặc khi đơn vị có yêu cầu. Dựa trên danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN đã nhập vào cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý, các chứng từ nộp tiền của đơn vị để cơ quan BH lập mẫu C05-TS. Mẫu này để cơ quan BHXH và đơn vị cùng đối chiểu số liệu thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN nhằm xác định chính xác số tiền phải thu, số tiền còn nợ của đơn vị.
Mẫu biên bản đối chiếu nộp thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được dùng để ghi chép lại về việc đã thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
2. Mẫu biên bản đối chiếu nộp thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU THU NỘP BHXH, BHYT
Hôm nay, ngày ….. tháng …… năm 20……. tại đơn vị:…….(1)
Chúng tôi gồm:
– Đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội………(2)
1. Ông (bà): ………
2. Ông (bà): ………
Đại điện đơn vị sử dụng lao động: (3)
1. Ông (bà): …………
2. Ông (bà): …………
Chúng tôi đã tiến hành lập biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT (từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ……), cụ thể như sau4)
STT | Chỉ tiêu | BHXH | BHYT | BHTN |
1 | Số lao động tham gia | |||
2 | Tổng quỹ lương tham gia | |||
3 | Số tiền phải nộp | |||
Trong đó: | ||||
3.1 | Phải nộp phát sinh | |||
3.2 | Điều chỉnh tăng | |||
3.3 | Điều chỉnh giảm | |||
3.4 | Nợ kỳ trước chuyển sang | |||
3.5 | Lãi chậm đóng phát sinh | |||
4 | Số tiền đã nộp | |||
5 | Số tiền còn nợ | |||
Trong đó: Lãi chậm đóng |
Hai bên đã thống nhất thông qua biên bản đối chiếu thu nộp, Biên bản được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền ngày, tháng, năm, đơn vị thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(2): Điền tên của người đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội
(3): Điền tên của người đại diện đơn vị sử dụng lao động
(4): Điền các thông tin về thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
4. Những quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội:
Theo định số 505/2020/QĐ- BHXH sửa đôi bổ sung quyết định 595/2017/ QĐ- BHXH quy định về quản lý thu, truy thu bắt buộc đối vớ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
* Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với các đối tượng như sau:
– Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
– Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
– Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
– Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
– Người lao động nghỉ việc hưởng
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
– Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
+ Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.
+ Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.
+Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
– Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.
– Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
* Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
– Các trường hợp truy thu
+ Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.
– Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.
– Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.
– Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền