Khi vụ tai nạn lao động hàng hải xảy ra thì các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để điều tra, làm rõ nguyên nhân, diễn biến cũng như thiệt hại xảy ra và việc điều tra cần phải được lập thành văn bản. Dưới đây là mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải là gì?
– Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
– Tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong những hậu quả sau: làm chết người, mất tích, bị thương nặng; làm cho tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng đến cấu trúc tàu; làm cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động; làm hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tai nạn hàng hải không bao gồm những hành vi cố ý gây thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc môi trường.
– Tai nạn lao động hàng hải được phân loại tại Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải như sau:
+ Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn hàng hải gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:
a) Làm chết hoặc mất tích người;
b) Làm tàu biển bị chìm đắm hoặc mất tích;
c) Làm tràn ra môi trường từ 100 tấn dầu trở lên hoặc từ 50 tấn hóa chất độc hại trở lên;
d) Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên.
+ Tai nạn hàng hải nghiêm trọng là tai nạn hàng hải không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:
a) Làm tàu biển bị cháy, nổ, mắc cạn từ 24 giờ trở lên, làm hư hỏng kết cấu của tàu ảnh hưởng đến khả năng đi biển của tàu;
b) Làm tràn ra môi trường từ 20 tấn dầu đến dưới 100 tấn dầu hoặc từ 10 tấn hóa chất đến dưới 50 tấn hóa chất độc hại;
c) Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 24 giờ đến dưới 48 giờ.
+ Tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng là sự cố hàng hải hoặc tai nạn hàng hải xảy ra ngoài các trường hợp trên. Theo đó, sự cố hàng hải là sự việc xảy ra liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển mà không phải là tai nạn hàng hải, gây nguy hiểm hoặc nếu không được khắc phục sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của tàu con người hoặc môi trường.
Biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải là văn bản ghi lại việc điều tra của các cơ quan chức năng khi vụ tai nạn lao động hàng hải xảy ra, về cơ sở xảy ra tai nạn, thành phần đoàn điều tra, tham dự điều tra, lý lịch của người bị nạn, thông tin về vụ tai nạn, diễn biến xảy ra, nguyên nhân và kết luận về vụ tai nạn, thiệt hại do tai nạn,…
Biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải được sử dụng để ghi lại tất cả những thông tin liên quan đến vụ tai nạn để từ đó làm cơ sở giải quyết, xác định trách nhiệm của các bên liên quan, về bồi thường thiệt hại,…và phục vụ công tác thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàn hải.
2. Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải:
Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hành hải được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày…tháng…năm….
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
(nặng hoặc chết người)
1. Cơ sở xảy ra tai nạn:
– Tên cơ sở: ………..
– Địa chỉ: ………
thuộc tỉnh/thành phố: ………..
– Số điện thoại …….., Fax …….., E-mail: ………
– Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở: …… (2) ………
– Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): ……..
– Loại hình cơ sở: ………(3)…
– Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): …….
2. Thành phần đoàn điều tra (họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người): …..
3. Tham dự điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người): ….\
4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn: ……..
– Họ tên:…….; Giới tính: … Nam/Nữ;
– Ngày, tháng, năm sinh: …………
– Quê quán: ………..
– Nơi thường trú: ………..
– Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con): …….
– Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): ……..
– Nghề nghiệp: ………..(4)…….
– Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:………(năm)
– Tuổi nghề: ……….(năm); Bậc thợ (nếu có)…..
– Loại lao động: ……..
Có
– Đã được huấn luyện về ATVSLĐ: có/ không.
5. Thông tin về vụ tai nạn:
– Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi….giờ… phút, ngày … tháng….. năm …….;
– Nơi xảy ra tai nạn: ……….
– Thời gian bắt đầu làm việc: ………
– Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra: ……… giờ ………….. phút.
6. Diễn biến của vụ tai nạn: …..
7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: ……..
8. Kết luận về vụ tai nạn: (Là TNLĐ hay tai nạn được được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động hoặc không phải là TNLĐ).
9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý: ……
10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn: …….
11. Tình trạng thương tích: Chết hoặc bị thương (ghi vị trí vết thương theo phụ lục danh mục các chấn thương).
12. Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu: ………
– Nội dung công việc: ………
– Người có trách nhiệm thi hành: ……..
– Thời gian hoàn thành: ……..
13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện: ….
– Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có): Tổng số: ………. đồng, trong đó:
+ Chi phí y tế: …… đồng;
+ Trả lương trong thời gian điều trị: ……đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp: …………. đồng;
+ Chi phí khác (ma chay, thăm hỏi): ……….. đồng.
Thiệt hại tài sản/thiết bị: …………. đồng.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))
TRƯỞNG ĐOÀN ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải:
(1) Tên đơn vị thực hiện điều tra tai nạn lao động hàng hải.
(2) Tên ngành, mã ngành theo hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật thống kê.
(3) Ghi tên, mã số theo danh mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo, thống kê.
(4) Ghi theo tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật thống kê.
(5) Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.
Lưu ý:
– Chủ tàu có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải. Trong một vụ tai nạn lao động hàng hải nếu có nhiều thuyền viên bị tai nạn lao động thì mỗi thuyền viên bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng. Hồ sơ này bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu như sau:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
b) Sơ đồ hiện trường;
c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
4. Điều tra tai nạn lao động hàng hải:
Việc điều tra tai nạn lao động hàng hải được quy định tại Chương III Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải như sau:
– Các trường hợp điều tra tai nạn hàng hải
+ Tai nạn hàng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng phải được điều tra.
+ Các tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng có thể được điều tra hay không điều tra do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định. Trường hợp không điều tra, Cảng vụ hàng hải phải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam.
– Tổ chức điều tra tai nạn hàng hải
+ Thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải
a) Giám đốc Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý và tai nạn hàng hải khác do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam giao;
b) Trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra tại vùng nước cảng biển, tàu biển liên quan đến tai nạn tiếp tục hành trình đến vị trí neo đậu được chỉ định tại vùng nước cảng biển khác, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải đó cho Cảng vụ hàng hải nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi tàu biển neo đậu. Khi tàu đến vị trí neo đậu được chỉ định trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm cử ngay người có chuyên môn, nghiệp vụ lên tàu kiểm tra hiện trường và thu thập các chứng cứ.
c) Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng nước cảng biển Việt Nam cho một Cảng vụ hàng hải phù hợp.
+ Khi nhận được thông tin về tai nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý, trong điều kiện cho phép, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải cử người có chuyên môn nghiệp vụ đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn hàng hải và lên tàu kiểm tra hiện trường, xem xét các vị trí làm việc và thu thập các chứng cứ cần thiết cho công tác điều tra. Khi tiến hành các công việc này, nhất thiết phải lập biên bản và có sự chứng kiến, xác nhận của người có thẩm quyền trên tàu và tránh ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn của tàu. Người được cử đến hiện trường sẽ là thành viên của Tổ điều tra tai nạn hàng hải được quy định tại khoản 3 Điều này.
+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải tổ chức điều tra tai nạn hàng hải có trách nhiệm ra quyết định thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.
+ Trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải thông báo cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và chuyển giao hồ sơ, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn hàng hải theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền; trước khi chuyển giao, hồ sơ, tài liệu phải được sao y hoặc phô tô để lưu lại phục vụ việc điều tra tai nạn hàng hải; việc chuyển giao hồ sơ, tài liệu, chứng cứ phải được lập thành biên bản bàn giao.
+ Đối với tai nạn hàng hải mà các cơ quan khác có thực hiện điều tra theo thẩm quyền, việc điều tra tai nạn hàng hải vẫn được tiến hành theo quy định của Thông tư này.
+ Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho các chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ về việc điều tra tai nạn hàng hải đối với các tàu nước ngoài.
+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải được tạm giữ tàu biển không quá 05 ngày để thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra. Việc tạm giữ quá thời hạn trên trong trường hợp tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng biển sẽ do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, thời gian gia hạn tạm giữ không quá 05 ngày; trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam.