Hiện nay, khi xảy ra bất cứ vụ tai nạn nào đều cần phải có sự điều tra, xác minh của cơ quan điều tra về vụ tai nạn đó. Trong tai nạn lao động cũng vậy, khi xảy ra tai nạn cần phải có sự điều tra tai nạn lao động và cuộc họp công bố biên bản đìều tra tai nạn lao động.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động là gì?
Mẫu biên bản cuộc họp công bố
Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động được dùng để ghi chép lại toàn bộ cuộc họp để công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
2. Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày…. tháng…. năm ………
BIÊN BẢN CUỘC HỌP CÔNG BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
Vào lúc …. giờ…….phút, ngày…..tháng…….năm……Tại:…..(1)
Đoàn điều tra tai nạn lao động tổ chức tiến hành cuộc họp công bố biên bản điều tra vụ tai nạn lao động.
I. Thành phần tham dự cuộc họp gồm có:
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động:….(2)
2. Đơn vị để xảy ra tai nạn lao động: …(3)
3. Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): (4)
4. Đơn vị (hoặc cá nhân) có liên quan: …(5)
II. Nội dung cuộc họp:…..(6)
Cuộc họp kết thúc vào lúc ……giờ…..phút….. cùng ngày, biên bản đã được đọc lại cho các thành phần dự họp cùng nghe và cùng ký tên dưới đây./.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))
THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐIỀU TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG ĐOÀN
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐƠN VỊ HOẶC CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN KHÁC THAM DỰ HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản
(2): Ghi rõ cấp bậc, họ tên, chức vụ, đơn vị của từng người trong đoàn điều tra
(3): Ghi rõ cấp bậc, họ tên, chức vụ, đơn vị của từng người của đơn vị để xảy ra tai nạn lao động
(4): Điền cơ quan quản lý cấp trên ( nếu có)
(5): Điền tên đơn vị/ cá nhân có liên quan
(6):Điền nội dung cuộc họp
4. Quy định của pháp luật về tai nạn lao động:
– Cơ sở pháp lý: Nghị định 39/2016/NĐ- CP
Theo đó, tai nạn lao động được phân loại như sau:
– Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
+ Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
+ Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
+ Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của
– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định theo pháp luật.
Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở được quy định như sau:
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
– Thứ nhất, thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
– Thứ hai, lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
– Đoàn điều tra tai nạn lao động đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
– Đoàn điều tra tai nạn lao động phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
– Đoàn điều tra tai nạn lao động lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
– Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này.
– Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm:
+ Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
+ Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;
+ Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
+ Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
+ Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.
– Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.
Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh:
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
– Thực hiện các nội dung như quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 13 Nghị định này.
– Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
– Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ sở hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân cấp xã nơi xảy ra tai nạn.
– Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động gồm:
+ Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
+ Thành viên đoàn Điều tra tai nạn lao động;
+ Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc theo
+ Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn;
+ Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc theo hợp đồng lao động;
+ Mời đại diện
– Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động; người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản ký tên, đóng dấu (nếu có) vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn Điều tra tai nạn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động và nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn.
Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương được quy định như sau:
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
– Sau khi có quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động, Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động
– Đoàn Điều tra tai nạn lao động đến ngay nơi xảy ra tai nạn, yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền cung cấp các tài liệu, hồ sơ, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp với Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh tiến hành Điều tra tại chỗ để lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm thương tích, thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn;
– Thực hiện nội dung như quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và 4 Điều 14 Nghị định này;
– Thành viên dự họp có ý kiến chưa nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên của mình vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động; người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản ký tên, đóng dấu (nếu có) vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động và Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn Điều tra tai nạn lao động, người sử dụng lao động và nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn; trường hợp vụ tai nạn lao động được Điều tra theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 21 Nghị định này thì đồng thời phải gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm:
– Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
– Sơ đồ hiện trường;
– Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
– Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của
– Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
– Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
– Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
– Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
– Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
– Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
– Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.