Đối với tài sản công được xác lập quyền sở hữu toàn dân trong các trường hợp phải bàn giao, tiếp nhận tài sản nhằm mục đích bảo quản thì các bên có trách nhiệm sẽ phải lập biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản. Vậy mẫu bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản là gì, mục đích của mẫu biên bản?
Mẫu bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản là văn bản do bên giao tài sản và bên nhận tài sản lập ra với nội dung bao gồm thông tin của các bên: bên bàn giao tài sản và bên tiếp nhận tài sản (thông tin bao gồm tên, chức vụ, cơ quan); Chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản bàn giao, danh Mục các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản, trách nhiệm của các bên; ý kiến của các bên tham gia bàn giao.
Mục đích của mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản: khi có tài sản thuộc sở hữu toàn dân cần bàn giao cho cơ quan có trách nhiệm bảo quản thì các bên liên quan thực hiện việc giao nhận tài sản sẽ phải thực hiện quá trình giao nhận và dùng mẫu biên bản này nhằm mục đích để ghi nhận lại quá trình làm việc của các bên liên quan đến việc giao nhận tài sản.
2. Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản:
Mẫu số 02-BBBQ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
BIÊN BẢN BÀN GIAO, TIẾP NHẬN TÀI SẢN ĐỂ BẢO QUẢN
Số:……./….(1)/BBBQ-….(2)
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm………, tại……………………….., chúng tôi gồm:
Đại diện bên giao (Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản):
1.Ông, bà:……………………………….., chức vụ …………
Cơ quan: ………
2.Ông, bà:…….., chức vụ ……
Cơ quan: ……
Đại diện bên nhận (Cơ quan quản lý chuyên ngành):
1.Ông, bà:……………………………….., chức vụ …………
Cơ quan: ……
2.Ông, bà:…….., chức vụ …………
Cơ quan: ………
Đại diện bên chứng kiến:
Ông, bà:……………………………….., chức vụ ………
Cơ quan: ……
Cùng nhau tiến hành bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản như sau:
I.Tài sản bàn giao, tiếp nhận:
1.Chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản bàn giao:
STT | Tên tài sản | Nhãn hiệu | Số Đăng ký (nếu có) | Đơn vị tính | Số lượng | Giá trị tài sản (nếu có) | Tình trạng chất lượng | Ghi chú |
2.Danh Mục các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản(3):
………
II. Trách nhiệm của các bên:
1.Bên giao có trách nhiệm bàn giao đầy đủ tài sản và hồ sơ tài sản nêu tại Mục I Biên bản này.
2.Bên nhận có trách nhiệm:
– Tiếp nhận tài sản để bảo quản;
– Thực hiện việc quản lý, bảo quản tài sản đúng chế độ quy định;
– Bàn giao tài sản cho cơ quan, đơn vị tiếp nhận để quản lý, xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
III. Ý kiến của các bên tham gia bàn giao:
……………
Biên bản đã được các bên cùng nhất trí thông qua và được lập thành 05 bản, bên giao giữ 02 bản, bên nhận giữ 02 bản, bên chứng kiến giữ 01 bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN CHỨNG KIẾN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
Người soạn thảo biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một biên bản chính xác.
Theo đó về hình thức biên bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Chính giữa trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện biên bản, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên
(1) Năm tiến hành bàn giao.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan bàn giao tài sản.
(3) Đối với từng loại hồ sơ, giấy tờ phải ghi rõ bản chính hay bản sao.
4. Những quy định liên quan đến bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản:
4.1. Bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân:
Trường hợp bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân: Tài sản sở hữu toàn dân được thực hiện bảo quản khi tài sản có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền phải được bảo quản chặt chẽ, bảo đảm phục vụ việc xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Điều này thì các tài sản chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản bao gồm:
– Tài sản là bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hóa.
– Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh.
– Tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.
– Tài sản là chất phóng xạ.
– Tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB.
– Tài sản là lâm sản quý hiếm không được sử dụng vào Mục đích thương mại, trừ tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB.
Đối với các tài sản chuyên ngành nêu trên, các tài sản này cần được đảm bảo theo đúng chuyên ngành, đúng chuyên môn nhằm bảo đảm các tài sản này được bảo quản đúng và không bị hư hỏng, hao mòn. Để thực hiện việc bảo quản này thì cần đến vai trò của Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan chuyên ngành để thực hiện việc tiếp nhận, bảo quản đối với các tài sản quy định theo pháp luật về bảo quản tài sản chuyên ngành.
4.2. Trách nhiệm bảo quản tài sản
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì trách nhiệm bảo quản tài sản quy định như sau:
– Cơ quan có trách nhiệm bảo quản tài sản tịch thu: Theo nguyên tắc thì Cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu tài sản theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan trình người có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu theo quy định của pháp
– Đối với vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án dân sự thì việc bảo quản các vật chứng này phải đảm bảo tài sản, vật chứng không bị mất các đặc tính cơ bản, các dấu hiệu để làm chứng. Trách nhiệm này thuộc về Cơ quan thi hành án.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thực hiện trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản công theo quy định của luật.
Như vậy, đối với các tài sản thuộc sở hữu toàn dân thuộc các trường hợp phải tịch thu thì cơ quan thực hiện tịch thu sẽ có trách nhiệm bảo quản các tài sản này theo quy định của pháp luật về bảo quản tài sản, đối với các tài sản chuyên ngành thì cần phải có các cơ quan chuyên ngành cùng với sự phối hợp của các cơ quan liên quan thực hiện việc bảo quản tài sản.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản; các nội dung về bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản; thẩm quyền cũng như trách nhiệm về bảo quản tài sản được tịch thu cùng các nội dung liên quan.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.