Hồ sơ của vụ án sẽ được cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng để điều tra vụ án và việc bàn giao này sẽ được ghi nhận lại bằng biên bản bàn giao. Vậy, Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm là gì?
Thuật ngữ “Tội phạm” là một thuật ngữ được dùng cho người có hành vi phạm tội theo Khoản 1 Điều 8
Tuy nhiên, trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 8 Bộ luật này đã quy định không phải bất kỳ hành vi nào có dấu hiệu của tội phạm cũng bị xem là tội phạm. điều này được chính minh trong quy định của phá luật là: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”
Chủ thể bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng khi xác định người nào đó có đủ các dấu hiệu phạm tội theo quy định tại Bộ luật Hình sự về lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó lỗi cố ý bao gồm lỗi cố ý trực tiếp là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra và lỗi cố ý gián tiếp thì được xác định là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. bên cạnh đó, thì lôi vô ý bao gồm các lỗi vô ý do quá tự tin là hành vi của người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được và lỗi vô ý dó cầu thả và lỗi này được xác định là lỗi do người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng chính là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập ra để ghi chép lại quá trình bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng để điều tra và tiến hành có trình tự tố tụng thiếp sau đó theo như luật định.
Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng thể hiện sự ghi nhân về việc bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng trong các giao đoạn của tố tụng của cơ quan Nhà nước để ghi chép về quá trình bán giao nhằm múc đích nếu có vấn đề về hồ sơ sau khi bàn giao thì bên đã ký nhận vào biên bản trực tiếp chịu trách nhiệm về hồ sơ đó và bên đã bàn giao không còn liên quan đến vấn đề đó nữa, tránh gây ra những rắc rối và không tìm ra được trách nhiệm trong việc này. Mẫu biên bản bàn giao được thành lập và nêu rõ các nội dung bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng vào thời gia, địa điểm, chủ thể nào bàn giao,… như quy định của pháp luật hiện hành. Chủ thể lập biên bản bản giao là cơ quan có hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm cần bàn giao sang cơ quan có thẩm quyền.
2. Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng:
Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng là mẫu văn bản có tên đầy đủ và chính xác là mẫu biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra. Mẫu biên bản bàn giao được ban hành kèm theo Mẫu 29 ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-TTCP về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
Mẫu số 29/TT-Biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra
….…(1) ……….(2) Số: …/BB-…(3)
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN
Bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra
Vào … giờ … ngày …/…/…, tại …(4), Chúng tôi gồm:
1. Cơ quan bàn giao hồ sơ …………. (2)
Đại diện: Ông (bà) …….. chức vụ ………..
2. Cơ quan điều tra………… (5):
Đại diện: Ông (bà) ………. chức vụ ……..…(2) Tiến hành bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra về …(6) cho …(5) để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ có…….. trang (có Danh mục hồ sơ kèm theo).
Việc giao nhận hồ sơ hoàn thành vào … giờ … ngày …/…/… Biên bản bàn giao hồ sơ đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản./.
Cơ quan điều tra (Chữ ký, dấu)
Họ và tên | Cơ quan bàn giao hồ sơ (Chữ ký, dấu)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan bàn giao hồ sơ (nếu có).
(2) Tên cơ quan bàn giao hồ sơ.
(3) Chữ viết tắt tên của cơ quan bàn giao hồ sơ.
(4) Địa điểm bàn giao hồ sơ.
(5) Tên cơ quan điều tra.
(6) Tên cuộc thanh tra.
DANH MỤC HỒ SƠ
(Kèm theo Biên bản bàn giao hồ sơ vụ việc ngày…/…./….)
STT | Tên tài liệu | Thời gian ban hành | Hình thức văn bản | Số trang | Ghi chú |
Đại diện bên giao hồ sơ (Chữ ký)
Họ và tên | Người nhận hồ sơ (Chữ ký)
Họ và tên
|
3. Quy định về việc bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan chức năng:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về việc các cơ quan nhà nước được quy định là phải phối hợp với nhau để giải quyết một vụ án. Đó được các định là vấn đề mà pháp luật hiện hành quy định là đặc biệt quan trọng và được xem đây là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền trong Tố tụng mà pháp luật quy định phát sinh mối quan hệ phối hợp này là việc cơ quan thanh tra phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm của một cá nhân hay tổ chức. Để xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm, cơ quan thanh tra phải xác định hành vi phạm của đối tượng thanh tra thỏa mãn các yếu tố về hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi của tội phạm, tính trái pháp luật hình sự, tính chịu hình phạt. Trong đó từng yếu tố được quy định về nội dung chi tiết như sau:
Thứ nhất, Hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội được pháp luật quy định là hành vi có những biểu hiện như là hành vi đó đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xác quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Từ những biểu hiện của hành vi này mà xác định được tính nguy hiểm mà hành vi đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cho xã hội của hành vi.
Thứ hai, tính có lỗi của tội phạm được xác định khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi nguy hiểm hay không nguy hiểm, gây thiệt hại hay không gấy thiệt hại, khả năng gây thiệt hại như thế nào… nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
Thứ ba, Tính trái pháp luật hình sự theo như quy định của pháp luật hiện hành thì cần phải xác định hành vi bị coi là tội phạm phải được Bộ luật hình sự, hay để hiểu một cách đơn giản hơn thì chỉ có hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự mới được coi là tội phạm.
Thứ tư, tính chịu hình phạt được khẳng định khi pháp luật có quy định một hành vi nào đó nào là tội phạm, Bộ luật hình sự quy định hình phạt tương ứng đối với tội phạm đó.
Như vậy, để xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm, chỉ khi cơ quan thanh tra xác định vụ việc nào đó mà có dấu hiệu tội phạm mà dấu hiệu này được cơ quan thanh tra làm thỏa mãn các yếu tố nêu trên và cơ quan thanh tra đã thành lập văn bản kiến nghị khởi tố mới phát sinh mối quan hệ của các cơ quan thực hiện việc phối hợp trong việc xử lý vụ việc có phát hiện dấu hiệu tội phạm. Bởi lẽ đó, việc cơ quan thanh tra thực hiện nhiệm vụ của mình để xác định vụ việc nào có dấu hiệu tội phạm hay không phụ thuộc vào việc đánh giá và nhận định của cơ quan thanh tra dựa trên hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra của Cơ quan điều tra theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
–