Mẫu biên bản bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu là gì? Mẫu biên bản bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu để làm gì? Mẫu biên bản bản giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định của pháp luật về Trưng cầu giám định? Một số mẫu biên bản khác liên quan?
Khi tiến hành bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu thì cần phải lập thành biên bản. Vậy mẫu biên bản bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu giám định là gì? Mẫu biên bản bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu được dùng để làm gì và nội dung của biên bản bao gồm những gì? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu và hướng dẫn soạn thảo.
1. Mẫu biên bản bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu là gì?
Mẫu biên bản bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu là mẫu biên bản được lập khi tiến hành bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu giám định.
2. Mẫu biên bản bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu để làm gì?
Mẫu biên bản ghi chép bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc bàn giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu.
3. Mẫu biên bản bản giao đối tượng giám định có quyết định trưng cầu
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH
——-
Số: …………./BBBGĐTGĐTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….., ngày …. tháng ….. năm….
BIÊN BẢN
BÀN GIAO ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH CÓ QUYẾT ĐỊNH TRƯNG CẦU
Hồi ….. giờ ……. phút, ngày …. tháng …. năm 20 ….(1)
Theo thông báo của tổ chức giám định đối tượng: ……….. đã được thực hiện giám định xong. Hôm nay, ………. ngày …… tháng …… năm … tại Khoa giám định của:………… (2)
Chúng tôi gồm:
Đại diện bên giao (3)
Ông/ Bà: ……….. Chức vụ: …… Điện thoại: ……(4)
Cơ quan: …………(4)
Đại diện bên nhận.:(5)
Ông/ Bà:….. Chức vụ: …………… Điện thoại: …(6)
Cơ quan: ……(6)
Đại diện cơ quan quản lý đối tượng giám định (nếu có): (7)
Ông/ Bà: …….. Chức vụ: ………… Điện thoại: ……
Cơ quan: ………
Đã tiến hành bàn giao đối tượng giám định theo trưng cầu:
1. Đối tượng giám định: (8)
Họ, tên: …………
Năm sinh: ………. Giới tính: ………
Quê quán: …………
Nơi thường trú: ………
2. Tình trạng đối tượng giám định khi bàn giao: ………(9)
3. Tài liệu, đồ vật có liên quan đến đối tượng giám định:(10)
Biên bản được lập thành 02 bản, hoàn tất hồi ….. giờ ….. phút, ngày ….. tháng ……. năm 20 ……. Mỗi bên giữ 01 bản.
Những người có tên trên cùng đọc lại và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Đại diện cơ quan quản lý đối tượng giám định
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người giao
(Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận chữ ký người giao và đóng dấu
4. Hướng dẫn soạn thảo
(1): Điền ngày, tháng, năm lập biên bản
(2): Điền tên, địa chỉ của tổ chức giám định
(3): Điền tổ chức giám định
(4): Điền tên, chức vụ, điện thoại, cơ quan của người đại diện bên giao
(5): Điền tên cơ quan trưng cầu
(6): Điền tên, chức vụ, điện thoại, cơ quan của người đại diện bên nhận
(7): Điền đại diện cơ quan quản lý đối tượng giám định ( nếu có)
(8): Điền thông tin về đối tượng giám định ( họ tên, năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú)
(9): Điền tình trạng đối tượng giám định khi bàn giao
(10): Điền tài liệu, đồ vật có liên quan đến đối tượng giám định
5. Quy định của pháp luật về Trưng cầu giám định
5.1. Trưng cầu giám định
– Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
– Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
+ Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
+ Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
+ Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
+ Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
+ Nội dung yêu cầu giám định;
+ Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
5.2. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
– Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
– Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
– Nguyên nhân chết người;
– Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;
– Chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
– Mức độ ô nhiễm môi trường.
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật này.
– Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định; Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết; việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.
5.3. Nguyên tắc hoạt động
Tại Điều 3 Luật Giám định tư pháp 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định
Hoạt động giám định pháp y tâm thần là hoạt động giám định tư pháp, đó đó, cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của hoạt động giám định tư pháp quy định tại Điều 3 Luật Giám định tư pháp. Gồm 04 nguyên tắc:
+ Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định;
+ Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời;
+ Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.
5.4. Các hành vi bị nghiêm cấm
Tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định 07 hành vi cấm, gồm:
– Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng;
– Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật;
– Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dung việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng;
– Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi
– Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp;
– Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật;
– Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
5.5. Phạm vi hoạt động
– Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS) thì:
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 206 BLTTHS thì bắt buộc phải trưng cầu giám định nhằm xác định: Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
Do đó, hoạt động giám định pháp y tâm thần nhằm kết luận về một người có mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
5.6. Trưng cầu giám định tư pháp
– Người có thẩm quyền trưng cầu giám định tư pháp trong tố tụng hình sự
– Thủ trưởng cơ quan điều tra (điểm d khoản 2 Điều 36 BLTTHS) hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự (khoản 3 Điều 36 BLTTHS); Viện trưởng Viện kiểm sát (điểm đ khoản 2 Điều 41 BLTTHS) hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng (khoản 3 Điều 41 BLTTHS) và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (điểm đ khoản 2 Điều 45 BLTTHS).
– Cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thẩm quyền trưng cầu giám định tư pháp trong một số trường hợp phạm tội quả tang, vụ việc đơn giản….
– Người có thẩm quyền trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
Thẩm phán có thẩm quyền trưng cầu giám định theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết
– Quyết định trưng cầu giám định phải bằng văn bản và có đủ các nội dung sau đây:
– Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
– Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
– Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
Các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 35 và khoản 2 Điều 39
Theo quy định tại Điều 102
Theo quy định của khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và khoản 2 Điều 25 Luật giám định tư pháp