Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là gì?
Mẫu biên bản bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc bàn giao công trình hoàn thành được đưa vào sử dụng với nội dung nêu rõ công trình hạng mục, địa điểm xây dựng, thời gian bàn giao, nội dung bàn giao…
Mục đích của mẫu biên bản: khi công trình đã hoàn thành và đã nghiệm thu, đủ điều kiện đi vào hoạt động, bên thi công sẽ tiến hành bàn giao công trình cho chủ đầu tư, biên bản bàn giao công trình nhằm ghi lại quá trình bàn giao và xác nhận việc giao nhận của cả hai bên.
2. Mẫu biên bản bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO
CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
I. Công trình (dự án)
(Ghi tên công trình hoặc hạng mục công trình)
Hạng mục công trình bàn giao: ……..
II. Địa điểm xây dựng: ……….
III. Thời gian, địa điểm bàn giao
+ Thời gian: Ngày….tháng….năm…..
+ Địa điểm: …..
IV. Thành phần tham gia bàn giao:
1. Bên giao:
- Đại diện Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng ………:
– Ông: ………………. Chức vụ: …………
– Ông: …………… Chức vụ: …………
- Đại diện Nhà thầu thi công: ……………..(Ghi tên nhà thầu)…………
– Ông: ……….. Chức vụ: …………….
– Ông: ……………… Chức vụ: ……
2. Bên nhận: ………….. (Ghi tên đơn vị tiếp nhận)
– Ông: ………………. Chức vụ: …
– Ông: …………. Chức vụ: ……….
3. Các đơn vị khách mời:
* Đại diện Sở ……… (Ghi tên sở chuyên ngành)
– Ông: ………………… Chức vụ: ……..
– Ông: ……….. Chức vụ: ……………
* Đại diện UBND huyện: ………………..(Ghi tên UBND huyện, nếu có mời)
– Ông: …….. Chức vụ: …………
– Ông: ……… Chức vụ: ………….
* Đại diện Nhà thầu Tư vấn thiết kế: ……………………(Ghi tên nhà thầu).
– Ông: …………… Chức vụ: ……
– Ông: ………………. Chức vụ: ………
Các đơn vị khác (nếu có mời)
V. Nội dung bàn giao:
1. Tài liệu làm căn cứ bàn giao:
– Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư: (Ghi số, ngày tháng ký quyết định)
– Hồ sơ thiết kế kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt (Quyết định của…..số……..ngày…..tháng).
– Hồ sơ hoàn công công trình (hạng mục công trình) do … (ghi tên nhà thầu thi công) lập ngày…. tháng …. . năm ….. đã được cán bộ giám sát (hoặc tư vấn giám sát) ký xác nhận.
– Văn bản số ……..ngày…..tháng……….năm…… của Cục Quản lý xây dựng công trình chấp thuận tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.
–
2. Qui mô và chất lượng xây dựng của công trình hoàn thành được bàn giao:
- Qui mô công trình (hoặc hạng mục công trình):
(Phần này nêu một số thông số cơ bản về qui mô, kết cấu công trình)
- Chất lượng công trình (hạng mục công trình) xây dựng:
(Ghi nhận xét, đánh giá về chất lượng xây dựng)
3. Các hồ sơ, thiết bị bàn giao
+ Các hồ sơ bàn giao: (i) Quy định vận hành và bảo trì công trình; (ii) hồ sơ thiết kế; (iii) Bản vẽ hoàn công.
+ Các thiết bị bàn giao: ………..
V. Kết luận:
– Kể từ ngày…… tháng….. năm ……, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng ……………. chính thức bàn giao……..(ghi tên công trình hoặc hạng mục công trình) cho…………(Ghi tên đơn vị tiếp nhận quản lý khai thác) đưa vào khai thác, sử dụng.
– Các Nhà thầu thi công có trách nhiệm bảo hành công trình theo qui định đã ghi trong hợp đồng.
– Đơn vị quản lý khai thác có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng công trình kể từ thời điểm hết hạn thời gian bảo hành theo qui định của Nhà nước.
– Chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị quản lý khai thác tham gia bảo vệ công trình trên địa bàn trong quá trình khai thác, sử dụng.
BÊN GIAO BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ………………… (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) | BÊN NHẬN ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN (Ghi tên đơn vị tiếp nhận) (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
NHÀ THẦU THI CÔNG (Ghi tên nhà thầu xây lắp ) (Ký tên, ghi rõ họ tên) |
CÁC ĐƠN VỊ KHÁCH MỜI.
– Đại diện Sở ……….
– UBND huyện ……………
– Đơn vị tư vấn thiết kế: ……….
– Đơn vị tư vấn giám sát (nếu có): ….
Ghi chú: Toàn bộ nội dung biên bản này phải được đánh máy (không được viết tay).
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1) Ghi rõ tên công trình, hạng mục bàn giao;
(2) Ghi rõ địa điểm xây dựng công trình;
(3) Thời gian và địa điểm bàn giao;
(4) Ghi rõ thành phần của bên giao và bên nhận, số lượng cán bộ, chức vụ;
(5) Nội dung bàn giao bao gồm tài liệu, quy mô chất lượng, hồ sơ, thiết bị.
4. Nội dung công tác bàn giao công trình:
Theo TCVN 5640:1991 bàn giao công trình- nguyên tắc cơ bản
“2.1.Sau khi công trình hoặc tổ hợp hạng mục công trình đồng bộ được nghiệm thu kĩ thuật, chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức bàn giao. Thành phần tham gia bàn giao gồm có:
– Đại diện tổ chức đầu tư (bên A) chủ trì.
– Đại diện tổ chức nhận thầu xây lắp (bên B).
– Đại diện tổ chức nhận thầu thiết kế.
– Đại diện các tổ chức nhận thầu phụ thiết kế, xây lắp.
– Đại diện tổ chức sử dụng công trình. Trường hợp các công trình hợp tác với nước ngoài xây dựng có tổ chức bàn giao giữa hai Nhà nước, thành phần tham gia bàn giao do thủ tướng Chính phủ quy định.
2.2.Những công việc phải thực hiện trong bàn giao công trình:
– Thống nhất tiến độ bàn giao (theo từng hạng mục)
– Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu kĩ thuật công trình, hạng mục công trình.
– Kiểm tra việc sửa chữa các tồn tại đã ghi trong phụ lục nghiệm thu kĩ thuật công trình. Những hư hỏng chưađược sửâ chữa phải ấn định thời gian sửa chữa hoặc thống nhất dự toán kinh phí để chủ đầu tư sửa chữa;
– Thống kê các sai sót về chất lượng mới phát hiện trong quá trình kiểm tra bàn giao và quy trách nhiệm cho các bên hữu quan giải quyết;
– Lập biên bản bàn giao công trình hoặc tổ hợp hạng mục công trình đồng bộ (theo phụ lục).
2.3. Khi tiến hành bàn giao, bên giao thầu phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu sau:
– Danh sách các cơ quan đã tham gia xây dựng công trình;
– Catalô và hướng dẫn vận hành các thiết bị đã lắp đặt;
– Biên bản vận hành thử thiết bị không tải, có tải, trong đó quy định chế độ vận hành.
– Bản vẽ hoàn thành công trình, hạng mục công trình;
– Các tài liệu có liên quan đến việc thay đổi thiết kê;
– Tài liệu nghiệm thu từng bộ phận, hạng mục công trình;
– Chứng chỉ chất lượng, tài liệu thí nghiệm, nhật kí công trình;
–
– Danh mục các thiết bị phụ tùng, vật tư dự trữ chưa lắp đặt hoặc sử dụng.
2.4. Chủ đầu tư có quyền sử dụng và chịu trách nhiệm bảo quản công trình hoặc các hạng mục công trình sau khi đã kí biên bản bàn giao.
2.5. Trường hợp một số hạng mục công trình, dây chuyền công nghệ sau khi xây lắp xong đã nghiệm thu kĩ thuật, bên nhận thầu được phép sử dụng để phục vụ thi công (theo quy định trong hợp đồng kinh tế) thì trước khi bàn giao, bên nhận thầu phải sửa chữa những hư hỏng trong quá trình sử dụng và bàn giao cho chủ đầu tư đúng thời gian quy định.
2.6. Đối với các công trình, hạng mục công trình bàn giao chậm so với thời gian quy định ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng của chủ đầu tư thì Hội nghị bàn giao phải kết luận trách nhiệm của các bên hữu quan theo các luật lệ hiện hành và được xử lí theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
2.7. Trường hợp các công trình, hạng mục công trình đã đủ điều kiện bàn giao nhưng chủ đầu tư chưa thể nhận bàn giao theo quy định thì chủ đầu tư phải kí hợp đồng với bên nhận thầu để bảo vệ và bảo dưỡng công trình cho đến khi tiếp nhận bàn giao.
2.8. Sau khi bàn giao công trình, hạng mục công trình, tổ chức nhận thầu xây lắp phải giao lại cho chủ đầu tư các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ được cấp nhưng chưa sử dụng trong xây lắp.
2.9. Việc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và các bên nhận thầu về quyết toán công trình phải tiến hành đồng thời với việc bàn giao công trình.
2.10. Toàn bộ hồ sơ có liên quan đến thiết kế, thi công công trình, hạng mục công trình phải được thống kê bảo quản theo tiêu chuẩn “Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng -Quy tắc thống kê và bảo quản bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng” (TCVN 3990 : 1985) và các quy định hiện hành về công tác lưu trữ của nhà nước.”
5. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan có liên quan:
Chủ đầu tư có trách nhiệm và quyền hạn sau:
– Lập tiến độ bàn giao công trình;
– Tổ chức các cuộc họp bàn giao công trình;
– Nhận bàn giao công trình và toàn bộ hồ sơ có liên quan đến thiết kế, thi công công trình;
– Tiếp nhận vật tư, thiết bị kĩ thuật dự trữ đã cung cấp cho công trường nhưng chưa phải sử dụng;
– Chuẩn bị đầy đủ các điũu kiện nhân vật lực để tiếp nhận đưa vào sử dụng và bảo quản công trình;
– Thống kê, bảo quản hồ sơ thiết kế, thi công công trình như quy định ở mục 2.10;
– Không nhận bàn giao công trình, hạng mục công trình khi có các bộ phận chưa nghiệm thu kĩ thuật hoặc bên nhận thầu chưa sửa chữa các tồn tại ghi trong biên bản nghiệm thu kĩ thuật;
– Khiếu nại với cấp trên của các tổ chức nhận thầu hoặc các cơ quan trọng tài kinh tế Nhà nước khi bên nhận thầu không đảm bảo thời hạn bàn giao hoặc không chịu sửa chữa các tồn tại đã phát hiện.
Trường hợp chủ đầu tư có lập Ban quản lí công trình thì Ban quản lí công trình chịu trách nhiệm tổ chức việc bàn giao, cơ quan sẽ sử dụng chịu trách nhiệm tiếp nhận công trình.
Tổng thầu xây dựng hoặc tổ chức nhận thầu trực tiếp có trách nhiệm và quyền hạn:
– Bàn giao công trình, hạng mục công trình (kể cả các hạng mục công trình đã giao thầu lại) cùng với toàn bộ hồ sơ có liên quan như quy định ở điều 2.3 cho chủ đầu tư đúng thời hạn;
– Sửa chữa các tồn tại theo đúng tiến độ như đã ghi trong biên bản nghiệm thu kĩ thuật và biên bản bàn giao công trình;
– Bàn giao lại các vật tư, thiết bị dự trữ do chủ đầu tư cấp chưa sử dụng, trong đó những hư hỏng mất mát phải bồi thường.
– Bàn giao catalô và hướng dẫn vận hành các thiết bị đã lắp đặt;
– Làm quyết toán công trình;-Khiếu nại với các cơ quan giám định chất lượng hoặc trọng tài kinh tế về trường hợp công trình đã đảm bảo chất lượng nhưng chủ đầu tư không chấp nhận hoặc chủ đầu tư không tổ chức bàn giao đúng thời hạn quy định.
Trách nhiệm của tổ chức nhận thầu lại:
– Bàn giao công trình, hạng mục công trình đã nghiệm thu kĩ thuật và sửa chữa xong các tồn tại cho tổng thầu và tham gia với tổng thầu bàn giao các công trình, bạng mục công trình đó cho chủ đầu tư.
– Bàn giao các hồ sơ thi công, các vật tư phụ tùng dự trữ chưa sử dụng; các catalô thiết bị đã lắp đặt cho tổng thầu;
– Sửa chữa các tồn tại về chất lượng công trình, hạng mục công trình theo đúng tiến độ đã ghi trong biên bản nghiệm thu kĩ thuật và biên bản bàn giao công trình.
Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức nhận thầu thiết kế:
– Tham gia trong thành phần bàn giao công trình
– Chịu kinh phí sửa chữa những phần việc hư hỏng do thiết kế gây ra;
– Không kí biên bản bàn giao công trình nếu thi công không đúng thiết kế;
– Đồng ý (hoặc không đồng ý) bàn giao tạm các hạng mục công trình, dây chuyền công nghệ để đưa vào sử dụng trước thời hạn bàn giao toàn bộ.