Trong các trường hợp cụ thể như bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền được pháp luật quy định như thế nào và làm Mẫu bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền với các nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền là gì?
- 2 2. Mẫu bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền:
- 5 5. Thành phần hồ sơ bảo lãnh dự thầu:
1. Mẫu bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền là gì?
Vị thuốc cổ truyền là dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh.
Thuốc dược liệu là những thuốc có thành phần từ dược liệu và dựa trên bằng chứng nghiên cứu khoa học. Còn thuốc cổ truyền cũng có thành phần từ dược liệu, nhưng được chế biến và bào chế theo lý luận và phương pháp của YHCT, theo kinh nghiệm dân gian với những chế phẩm dưới dạng bào chế hoặc hiện đại.
Mẫu bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền là mẫu với các thông tin và nội dung để bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật tại cơ sở y tế công lập sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác và tại cơ sở y tế tư nhân sử dụng nguồn quỹ bảo hiểm y tế.
Mẫu bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền là mẫu bảo lãnh dự thầu cho các đơn vị tham gia dự thầu mua sắm dược liệu và các vị thuốc cổ truyền của các cơ sở y tế theo quy định của pháp luật. Mục đích của mẫu bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền để các nhà thầu được bảo lãnh để thực hiện mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyển được thuận lợi hơn theo đúng quy định đề ra.
2. Mẫu bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền:
BẢO LÃNH DỰ THẦU (1)
(áp dụng đối với nhà thầu độc lập)
Bên thụ hưởng: ___[ghi tên và địa chỉ của Bên mời thầu]
Ngày phát hành bảo lãnh: ___[ghi ngày phát hành bảo lãnh]
BẢO LÃNH DỰ THẦU số: ___[ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]
Bên bảo lãnh: ___[ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thể hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]
Chúng tôi được
Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho nhà thầu tham dự thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là ___[ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].
Bảo lãnh này có hiệu lực trong ______ (2) ngày, kể từ ngày ___ tháng ___ năm ___ (3).
Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền là [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bản thông báo nhà thầu vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ:
1. Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
2. Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 34.1 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu;
3. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;
4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
5. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 39.1 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.
Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.
Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.
Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.
Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
3. Hướng dẫn làm Mẫu bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền:
(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
(2) Ghi thời gian bảo lãnh.
(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu.
4. Một số quy định của pháp luật về bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền:
Tại Điều 10. Gói thầu vị thuốc cổ truyền Thông tư Số: 15/2019/TT-BYT quy định về việc đấu thầu thuốc quy định:
Gói thầu vị thuốc cổ truyền có thể có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền, mỗi danh mục vị thuốc phải được phân chia thành các nhóm, mỗi vị thuốc trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu vị thuốc cổ truyền được phân chia thành 03 (ba) nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:
1. Nhóm 1 bao gồm các vị thuốc cổ truyền đáp ứng đồng thời 02 (hai) tiêu chí sau đây:
a) Được sản xuất từ dược liệu nuôi trồng, thu hái hoặc khai thác tự nhiên được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP;
b) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho vị thuốc cổ truyền (bao gồm cả các vị thuốc được bào chế dưới dạng: cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã tiêu chuẩn hóa).
2. Nhóm 2 bao gồm các vị thuốc cổ truyền được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho vị thuốc cổ truyền (bao gồm cả các vị thuốc được bào chế dưới dạng: cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã tiêu chuẩn hóa).
3. Nhóm 3 bao gồm các vị thuốc cổ truyền không đáp ứng tiêu chí tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Theo như quy định trên, đối với việc Gói thầu vị thuốc cổ truyền được phân chia thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm có các đặc điểm khác nhau và đối với các nhóm thì phải đáp ứng được các tiêu chí theo quy định của pháp luật đưa ra, Các nhóm thuốc Được sản xuất từ dược liệu nuôi trồng, thu hái hoặc khai thác tự nhiên được đánh giá dựa trên các nguyên tắc để có chất lượng tốt nhất có thể.
5. Thành phần hồ sơ bảo lãnh dự thầu:
Hồ sơ pháp lý Đối với Khách hàng đề nghị bảo lãnh lần đầu tại NHPT:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính;
– Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) – bản sao có xác nhận sao y bản chính của Khách hàng;
– Văn bản xác định rõ người đại diện theo pháp luật của Khách hàng (áp dụng trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Điều lệ không có nội dung này hoặc có nội dung này nhưng thực tế đã có thay đổi) – bản sao có xác nhận sao y bản chính của Khách hàng;
–
– Văn bản của cấp có thẩm quyền chấp thuận về việc vay vốn và thế chấp, cầm cố tài sản trong trường hợp phải có ý kiến của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ doanh nghiệp – bản chính.
Các lần đề nghị bảo lãnh tiếp theo, Khách hàng chỉ bổ sung hồ sơ pháp lý trong trường hợp có sự thay đổi trong các hồ sơ:
Khách hàng bổ sung hồ sơ pháp lý trong các trường hợp sau đây:
+ Khi có sự thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc thay đổi trong điều lệ hoạt động;
+ Khi có sự thay đổi về người đại diện theo pháp luật;
+ Khi có sự thay đổi kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán
– Các lưu ý khi hướng dẫn Khách hàng nộp hồ sơ pháp lý đó là Tùy theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp, Chi nhánh có thể yêu cầu các hồ sơ pháp lý có liên quan theo quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của loại hình doanh nghiệp đó theo quy định.
Hồ sơ tài chính Đối với Khách hàng đề nghị bảo lãnh lần đầu tại NHPT quy định:
–
Trường hợp báo cáo tài chính của Khách hàng đã được kiểm toán, Khách hàng gửi cho NHPT báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
– Bảng kê danh mục các tổ chức tín dụng mà Khách hàng có quan hệ tín dụng tại thời điểm đề nghị bảo lãnh trong đó có các nội dung: dư nợ ngắn, trung-dài hạn; tình trạng công nợ.
– Các lần đề nghị bảo lãnh tiếp theo, Khách hàng chỉ bổ sung các báo cáo tài chính quý, năm tiếp theo và bảng kê danh mục các tổ chức tín dụng mà Khách hàng có quan hệ tín dụng tại thời điểm bảo lãnh.
– Tùy từng trường hợp cụ thể NHPT có thể yêu cầu các hồ sơ tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh gồm các loại giấy tờ như sau:
– Giấy đề nghị bảo lãnh (bản chính).
+ Đối với bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu, Quy chế hoặc quy định đấu thầu của nhà mời thầu chứng minh nhà thầu nước ngoài yêu cầu có bảo lãnh dự thầu (bản sao) kèm bản dịch tiếng Việt có xác nhận của Khách hàng.
+ Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
– Văn bản của nhà nhập khẩu yêu cầu có bảo lãnh thực hiện hợp đồng (bản chính) kèm bản dịch tiếng Việt có xác nhận của Khách hàng.
Trên đây là quy định của pháp luật về Mẫu bảo lãnh dự thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền chi tiết nhất, Dựa trên các thông tin pháp lý pháp luật quy định.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 31/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế
Thông tư Số: 15/2019/TT-BYT quy định về việc đấu thầu thuốc