Trong các trường hợp làm báo cáo tình hình tiếp nhận công bố hợp quy thì cần làm nhưng gì và Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập hồ sơ công bố hợp quy và nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ như thế nào? Dưới đây là thông tin bai viết của chúng tôi về vấn đề này
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo tình hình tiếp nhận công bố hợp quy là gì?
– Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
– Mẫu báo cáo tình hình tiếp nhận công bố hợp quy là mẫu báo cáo với các nội dung và thông tin về báo cáo tình hình tiếp nhận công bố hợp quy để tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Mẫu báo cáo tình hình tiếp nhận công bố hợp quy là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về tình hình tiếp nhận công bố hợp quy. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin tình hình tiếp nhận công bố.về việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Mẫu báo cáo tình hình tiếp nhận công bố hợp quy:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN TIẾP NHẬN CÔNG BỐ
——-
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN CÔNG BỐ HỢP QUY
Kính gửi: Bộ Công Thương
(Tên cơ quan tiếp nhận công bố) gửi Báo cáo tình hình tiếp nhận Hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại QCVN……: 2017/BCT từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm , như sau:
TT | THÔNG TIN CHUNG | Ghi chú | ||||
Tên tổ chức công bố hợp quy | Tên sản phẩm | Số lượng | Số công bố hợp quy | Ngày/tháng/năm cấp | ||
Nơi nhận:
– Bộ Công Thương (để báo cáo);
– Lưu: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Đại diện có thẩm quyền của Cơ quan tiếp nhận công bố
(ký tên, chức vụ, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo tình hình tiếp nhận công bố hợp quy:
– Ghi dầy đủ các thông tin trong
– Đại diện có thẩm quyền của Cơ quan tiếp nhận công bố (ký tên, chức vụ, đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về báo cáo tình hình tiếp nhận công bố hợp quy:
Tại thông tư số Số: 05/VBHN-BKHCN quy định về công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn ký thuật
4.1. Hồ sơ công bố hợp quy:
Tại Điều 14. Hồ sơ công bố hợp quy:
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập hồ sơ công bố hợp quy và nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành là cơ quan chuyên môn do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định, giao trách nhiệm. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
– Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
– Tên sản phẩm, hàng hóa;
– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
– Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
– Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Như vậy, Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các hồ sơ theo quy định và Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hiện hành.
4.2. Xử lý hồ sơ công bố hợp quy:
Tại Điều 15. Xử lý hồ sơ công bố hợp quy:
Hồ sơ công bố hợp quy gửi tới cơ quan chuyên ngành được xử lý như sau:
1. Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chuyên ngành gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
2. Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy:
a) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (theo Mẫu 3. TBTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này).
Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc có giá trị ba (03) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy);
b) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định và Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy theo quy định
4.4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy:
– Thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình đảm bảo người sử dụng sản phẩm, hàng hóa đó dễ dàng tiếp cận.
– Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ.
– Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lập sổ theo dõi và định kỳ hàng năm báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy cho tổ chức chứng nhận được chỉ định.
– Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:
+ Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với cơ quan chuyên ngành;
+ Tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
+ Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
+ Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên ngành về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
– Lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau:
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và Hồ sơ đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận được chỉ định;
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy bao gồm các bản chính, bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và Hồ sơ tự đánh giá giám sát của tổ chức, cá nhân theo kế hoạch giám sát.
+ Cung cấp tài liệu chứng minh việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cung cấp bản sao y bản chính tài liệu tương ứng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Thông tư này (Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu) cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường; hoặc sử dụng biện pháp thích hợp để đảm bảo tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ truy xuất được nguồn gốc và thông tin về việc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật.
+ Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy.
Trên đây là thông tin về Mẫu báo cáo tình hình tiếp nhận công bố hợp quy, hướng dẫn về Mẫu báo cáo tình hình tiếp nhận công bố hợp quy chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan.
Cơ sở pháp lý: Thông tư số 05/VBHN-BKHCN quy định về công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn ký thuật.