Hiện nay một số doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát triển cơ hội việc làm cũng như chiêu mộ những lao động giỏi và lành nghề. Việc sử dụng lao động nước ngoài phải được lập thành báo cáo để gửi đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài:
- 2 2. Tại sao người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài?
- 3 3. Thời gian thực hiện lập báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài:
- 4 4. Các hình thức lao động mà công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
1. Mẫu báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài:
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài được thực hiện theo mẫu số 07/PL1 được ban hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2020 Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
Mẫu số 07/PLI
TÊN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………. | ..………, ngày …. tháng …. năm ……. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
(Tính từ ngày…tháng…năm…đến ngày…tháng… năm…)
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố…
Thông tin về doanh nghiệp/tổ chức: tên doanh nghiệp/tổ chức, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website, giấy phép kinh doanh/hoạt động, lĩnh vực kinh doanh/hoạt động, người đại diện của doanh nghiệp/tổ chức để liên hệ khi cần thiết (số điện thoại, email).
Báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài của ………… như sau:
1. Thông tin về nhà thầu (nếu có) gồm: tên nhà thầu, địa chỉ đăng ký tại nước hoặc vùng lãnh thổ nơi nhà thầu mang quốc tịch, số điện thoại, fax, email, website, giấy phép thầu, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc văn phòng điều hành tại Việt Nam, giấy phép thầu, thời gian thực hiện gói thầu.
2. Số liệu về người lao động nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức (có bảng tổng hợp số liệu kèm theo).
3. Đánh giá, kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu: VT. | ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC |
BẢNG TỔNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Kèm theo Báo cáo số… ngày… tháng… năm… của (tên doanh nghiệp/tổ chức)
Đơn vị tính: người
Số TT | Quốc tịch | Phát sinh trong 6 tháng/năm | Vị trí công việc | Giấy phép lao động | Chưa được cấp/cấp lại/gia hạn /xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ | Thu hồi GPLĐ | Làm việc cho doanh nghiệp, tổ chức | ||||||||
Tổng số | Trong đó: LĐNN làm việc dưới 1 năm | Nhà quản lý | Giám đốc điều hành | Chuyên gia | Lao động kỹ thuật | Cấp GPLĐ | Cấp lại GPLĐ | Gia hạn GPLĐ | Không thuộc diện cấp GPLĐ | ||||||
Số lượng | Lương bình quân (VNĐ) | ||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
| ……… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC |
Ghi chú:
(*) (3) = (6) + (7) + (8) + (9) = (10) + (11) + (12) + (13).
(**) Cột (16) Thống kê người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, tổ chức chia theo: doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp ngoài nhà nước; tổ chức.
2. Tại sao người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những người sử dụng lao động là người nước ngoài bao gồm:
– Doanh nghiệp hoạt động theo
– Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng thâù;
– Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
– Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong
– Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật quy định về việc hành nghề luật sư;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã hiện hành;
– Hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Việc báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài của người sử dụng lao động Việt Nam là trách nhiệm của nhà thầy sử dụng lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc thì nhà thầu có trách nhiệm kê khai số lượng lao động được sử dụng; báo cáo về trình độ, năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm của những người lao động nước ngoài được tuyển dụng để thực hiện gói thầu tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát để thực hiện theo đúng nội dung đã kê khai về việc sử dụng người lao động nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo quy định này thì trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 1 của năm sau thì chủ đầu tư cần phải báo cáo về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài của 06 tháng đầu năm và hằng năm theo Mẫu số 07/PLI tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành đã được trình bày tại mục 1 bài viết này.
3. Thời gian thực hiện lập báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2020 Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thì việc sử dụng người lao động nước ngoài phải được lập thành báo cáo và thực hiện báo cáo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài 02 lần một năm. Thời gian thực hiện báo cáo sử dụng lao động nước ngoài trong 06 tháng đầu năm là trước ngày 05 tháng 7 của năm đó và thời gian chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian thực hiện báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài hàng năm vào trước ngày 05 tháng 1 của năm sau và thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15 tháng 1 của năm sau hoặc thực hiện đột xuất theo yêu cầu, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh lên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
4. Các hình thức lao động mà công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (hay còn được gọi tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
– Thực hiện lao động theo
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, chuyển công tác sang các chi nhánh;
– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
– Chào bán dịch vụ lao động;
– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tình nguyện viên nước ngoài tình nguyện thực hiện công việc lao động tại Việt Nam;
– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu năm 2014;
– Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2020 Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam