Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng là gì? Mục đích của báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng? Mẫu báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng? Hướng dẫn viết báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng? Quy định về tập sự hành nghề công chứng?
Mục lục bài viết
1. Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng là gì?
Mẫu báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng là mẫu bản báo cáo được cá nhân lập ra khi kết thúc quá trình tập sự, bản báo cáo để báo cáo về kết quả tập sự hành nghề công chứng. Mẫu báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng phải nêu rõ thông tin người lập báo cáo, nội dung tập sự, kết quả tập sự…
Căn cứ vào quy định tại tại Điều 2,
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Mẫu báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng là văn bản được người tập sự làm, trong báo cáo ghi nhận những thông tin về người lập báo cáo, nội dung tập sự, kết quả tập sự, những nhận xét của công chứng viên hướng dẫn,…Đồng thời, báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng sẽ là căn cứ để Sở Tư pháp thành phố xem xét và ghi nhận sự hoàn thành quá trình tập sự công chứng của người tập sự hành nghề
2. Mẫu báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
BÁO CÁO KẾT QUẢ TẬP SỰ HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG
Kính gửi: Sở Tư pháp thành phố ..
Tên tôi là …… Nam, nữ: ….
Sinh ngày……./……/…
Chứng minh nhân dân số:……Ngày cấp:……../………/….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …….
Chỗ ở hiện nay: ……
đã hoàn tất khóa đào tạo nghề công chứng theo Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng số ………. ngày ……. do ……….. cấp.
Là người tập sự hành nghề công chứng tại Văn phòng công chứng/Phòng Công chứng số ……… từ ngày …… đến ngày ….
Qua 12 tháng tập sự, tôi xin báo cáo về kết quả tập sự hành nghề công chứng như sau:
Các công việc được giao;
Tự đánh giá về năng lực chuyên môn, chất lượng công việc được giao và kết quả đạt được;
Tư cách đạo đức;
Thái độ tiếp dân;
Và các nội dung khác.
Địa danh, ngày…tháng…năm….
Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nhận xét của công chứng viên hướng dẫn tập sự (về các nội dung tự đánh giá nêu trên và các mặt khác)
3. Hướng dẫn viết báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng:
Phần kính gửi của báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng thì người làm báo cáo sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Bộ Tư pháp thành phố).
Phần nội dung của báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng yêu cầu người làm báo cáo sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những nội dung như sau: thông tin về người lập báo cáo, nội dung tập sự, kết quả tập sự, những nhận xét của công chứng viên hướng dẫn,…Đồng thời, người làm báo cáo sẽ phải cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm.
Cuối báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng thì người thực hiện báo cáo sẽ ký, ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Quy định về tập sự hành nghề công chứng:
4.1. Tập sự hành nghề công chứng:
Tập sự hành nghề công chứng được quy định rất cụ thể tại Điều 11,
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
2. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự.
3. Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật,
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng.
5. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Như vậy, qua điều luật trên ta có thể thấy rằng, khi người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng dưới sự hướng dẫn của một công chứng viên nhất định. Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ quy định chi tiết về việc tập sự hành nghề công chứng.
Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải thực hiện đăng ký tập sự hành nghề công chứng với hồ sơ như sau:
– Giấy đăng ký tập sự hành nghề công chứng;
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu).
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi tên người đăng ký tập sự vào Danh sách người tập sự hành nghề công chứng của Sở Tư pháp (sau đây gọi là Danh sách người tập sự của Sở Tư pháp), đồng thời
4.2. Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng:
Được quy định tại Điều 8, Thông tư 04/2015/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng được thể hiện như sau:
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian tập sự, Người tập sự nộp Báo cáo kết quả tập sự tại Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Báo cáo gồm các nội dung chính sau đây:
– Số lượng, nội dung, cơ sở pháp lý và kết quả giải quyết các hồ sơ yêu cầu công chứng được công chứng viên hướng dẫn tập sự phân công;
– Kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề công chứng và kinh nghiệm thu nhận được từ quá trình tập sự;
– Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người tập sự;
– Khó khăn, vướng mắc trong quá trình tập sự (nếu có) và đề xuất, kiến nghị.
Ngoài ra, báo cáo kết quả tập sự phải có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn tập sự và xác nhận bằng văn bản của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự về quá trình và kết quả tập sự. Và trong trường hợp Người tập sự nộp Báo cáo kết quả tập sự và đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự thì Sở Tư pháp thực hiện đăng ký tham dự kiểm tra cho Người tập sự theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này; trường hợp Người tập sự chưa có yêu cầu tham dự kiểm tra thì Sở Tư pháp ghi nhận việc hoàn thành thời gian và các nghĩa vụ của Người tập sự vào Sổ theo dõi tập sự.
Công chứng viên sẽ phải có trách nhiệm nhận xét về quá trình tập sự hành nghề công chứng của Người tập sự. Trong đó nêu rõ ưu điểm, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, cách thức ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người tập sự.