Khi tiến hành giám sát, kiểm toán nội bộ, kết quả tài chính của quỹ bảo toàn thì phải lập thành báo cáo kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ, kết quả tài chính của quỹ bảo toàn.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ, kết quả tài chính của quỹ bảo toàn là gì?
– Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 06/2020/TT- NHNN quy định như sau: Hoạt động kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận của Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước về mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính, thông tin quản lý và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán, từ đó kiến nghị các biện pháp khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm hoặc đưa ra ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp đơn vị hoạt động an toàn, đúng pháp luật và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Mẫu báo cáo kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ, kết quả tài chính của quỹ bảo toàn là mẫu văn bản báo cáo được lập ra gửi đến Ngân hàng nhà nước sau khi tiến hành giám sát, kiểm toán nội bộ, kết quả tài chính của quỹ bảo toàn.
Mẫu báo cáo kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ, kết quả tài chính của quỹ bảo toàn là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ, kết quả tài chính của quỹ bảo toàn. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo…
2. Mẫu báo cáo kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ, kết quả tài chính của quỹ bảo toàn:
NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
——- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Số:…………… ————–
(Tỉnh, thành phố)…. ngày …… tháng ……. năm..
BÁO CÁO
Kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ
của Ban kiểm soát ngân hàng hợp tác xã về tình hình hoạt động
và kết quả tài chính của Quỹ bảo toàn
(Từ ngày 01/01/… đến ngày 31/12/…)
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Quản lý Quỹ bảo toàn (số lượng thành viên Ban quản lý Quỹ bảo toàn)(1)
2. Thời gian thực hiện giám sát, kiểm toán nội bộ của Ban kiểm soát Ngân hàng Hợp tác xã về tình hình hoạt động và kết quả tài chính của Quỹ bảo toàn (Tần suất và thời lượng kiểm toán nội bộ) (2)
3. Nội dung và kết quả giám sát, kiểm toán nội bộ của Ban Kiểm soát Ngân hàng Hợp tác xã về tình hình hoạt động và kết quả tài chính của Quỹ bảo toàn. (3)
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền số lượng thành viên Ban quản lý Quỹ bảo toàn
(2): Điền tần suất và thời lượng kiểm toán nội bộ
(3): Điền nội dung báo cáo
4. Quy định về kiểm toán nội bộ:
– Cơ sở pháp lý: Thông tư 06/2020/TT- NHNN
* Thứ nhất về phương pháp kiểm toán nội bộ
Phương pháp kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 20 Thông tư 06/2020/TT- NHNN, theo đó: phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro, ưu tiên nguồn lực để thực hiện kiểm toán các đơn vị, các hoạt động, quy trình nghiệp vụ được đánh giá có rủi ro cao. Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ hướng dẫn phương pháp, cách thức để thực hiện kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro.
* Thứ hai về nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ
Nội dung hoạt động kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 21 Thông tư 06/2020/TT- NHNN
– Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm toán:
+ Kiểm toán tài chính: Là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và
+ Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
+ Kiểm toán hoạt động: Là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
+ Các nội dung kiểm toán khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Căn cứ yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quyết định nội dung cuộc kiểm toán phù hợp
* Thứ ba về kế hoạch kiểm toán nội bộ
Kế hoạch kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 22 Thông tư 06/2020/TT- BTC
Theo đó, kế hoạch kiểm toán nội bộ bao gồm kế hoạch kiểm toán hằng năm và kế hoạch kiểm toán chi tiết:
– Kế hoạch kiểm toán hằng năm:
*Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch điều hành chính sách hằng năm, kết quả đánh giá rủi ro và nguồn nhân lực hiện có, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước hằng năm trình Thống đốc phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và
– Theo định hướng rủi ro: Những hoạt động, nghiệp vụ và các đơn vị điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được ưu tiên tập trung nguồn lực kiểm toán với chu kỳ, tần suất cao hơn.
– Đảm bảo tính toàn diện: Tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị đều được kiểm toán.
– Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện được các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu của Thống đốc hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đơn vị.
– Được điều chỉnh kế hoạch khi có thay đổi cơ bản về nội dung, phạm vi kiểm toán, diễn biến rủi ro, nguồn lực hiện có hoặc theo yêu cầu của Thống đốc.
* Kế hoạch kiểm toán chi tiết: Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán hằng năm đã được Thống đốc phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ xây dựng và ban hành kế hoạch, phương án kiểm toán chi tiết phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tế của từng cuộc kiểm toán, trong đó dự kiến thời gian kiểm toán, thành phần Đoàn kiểm toán, trọng tâm kiểm toán và các yêu cầu khác có liên quan. Việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của cuộc kiểm toán thực hiện theo quy định tại Quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
* Thứ tư, thực hiện kế hoạch kiểm toán, quyết định kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán, quyết định kiểm toán được quy đinh tại Điều 23 Thông tư 06/2020/TT- NHNN
Theo đó việc thực hiện kế hoạch kiểm toán, quyết định kiểm toán phải căn cứ kế hoạch kiểm toán đã được Thống đốc phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán theo quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
– Thống đốc ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ ký quyết định kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán hằng năm, kế hoạch kiểm toán đột xuất đã được Thống đốc phê duyệt.
– Quyết định kiểm toán bao gồm các nội dung như sau:
+ Căn cứ thực hiện kiểm toán;
+ Đơn vị được kiểm toán;
+ Mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán;
+ Thời gian, địa điểm kiểm toán;
+ Trưởng Đoàn và các thành viên Đoàn kiểm toán;
+ Các nội dung khác (nếu có).
– Quyết định kiểm toán phải được
* Thứ năm, báo cáo kiểm toán nội bộ
Báo cáo kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 25 Thông tư 06/2020/TT-NHNN
Báo cáo kiểm toán nội bộ bao gồm báo cáo cuộc kiểm toán, báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm, báo cáo đột xuất
– Báo cáo cuộc kiểm toán: Là báo cáo do Đoàn kiểm toán lập cho từng cuộc kiểm toán hoặc từng nội dung kiểm toán. Báo cáo kiểm toán phải nêu được những nội dung trọng yếu của cuộc kiểm toán, bao gồm: mục tiêu, phạm vi và kết quả kiểm toán.
Việc lập, ban hành và gửi báo cáo kiểm toán quy định tại khoản này thực hiện theo Quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc quy định.
– Báo cáo kết quả kiểm toán hằng năm: Là báo cáo kết quả theo từng nội dung kiểm toán hoặc toàn bộ hoạt động kiểm toán trong năm. Nội dung báo cáo phải nêu rõ: việc thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt, trọng tâm kiểm toán trong năm; các tồn tại, sai phạm được phát hiện qua kiểm toán; kiến nghị và kết quả thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến các hoạt động được kiểm toán và các đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
– Báo cáo đột xuất: Trong trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao làm mất an toàn tài sản, an toàn thông tin tại đơn vị được kiểm toán có tác động bất lợi đến hoạt động cũng như uy tín của Ngân hàng Nhà nước hoặc theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Vụ Kiểm toán nội bộ phải kịp thời báo cáo bằng văn bản cho Thống đốc trong vòng 48 giờ để có phương án xử lý.
– Vụ Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm báo cáo Thống đốc kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định tại khoản này trước ngày 30 tháng 01 năm sau.
Như vậy có thể thấy báo cáo kiểm toán nội bộ là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng và phải được thực hiện theo đúng trình tự theo quy định của pháp luật, trong đó tuỳ thuộc vào từng loại báo cáo thì có những cách thức và quy định khác nhau như báo cáo cuộc kiểm toán thì nội dung bao gồm mục tiêu, phạm vi, kết quả.Đối với kết quả báo cáo kết quả kiểm toán hằng năm thì nội dung phải đáp ứng được những tiêu chí về việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt, trọng tâm kiểm toán, các tồn tại, kiến nghị, sai phạm… Đối với báo cáo đột xuất thì được thực hiện khi phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng hoặc trong trường hợp có nguy cơ làm mất án toàn tài sản, an toàn thông tin tại đơn vị được kiểm toán.