Sau khi tham gia học tập và tích lũy thì các cá nhân cần phải thể hiện những gì mình tiếp thu được bằng việc báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên cá nhân. Vậy mẫu báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên cá nhân có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên cá nhân là gì?
Trên thực tế hiện nay, không có quy định cụ thể về định nghĩa mẫu báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên cá nhân là gì? Những có thể hiểu một cách đơn giản nhất mẫu báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân là mẫu văn bản báo cáo của cá nhân lập trong quá trình tham gia hoạt động bồi dưỡng thường xuyên. Mẫu báo cáo này được lập để ghi lại toàn bộ các nội dung bồi dưỡng thường xuyên giúp các thầy cô, cán bộ tự bồi dưỡng của cá nhân. Đồng thời cũng đánh giá được năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân.
Hằng năm, giáo viên tham gia bồi dưỡng, cập nhật kiến thức bắt buộc để nhằm mục đích phát triển nâng cao nghề nghiệp.
2. Mẫu báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên cá nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng…. năm …
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên ….
Năm học …-…
Họ và tên: …. Giới tính:…….
Chức danh nghề nghiệp:
Đơn vị công tác: Trường ….
Nhiệm vụ được giao:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.Thuận lợi:
Tài liệu về bồi dưỡng thường xuyên đều được đăng tải trên các trang mạng, thư viện nhà trường cũng khá phong phú về tài liệu phục vụ cho bộ môn của giáo viên.
Hiệu trưởng nhà trường luôn quan tâm, theo dõi và kiểm tra quá trình tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên.
Tổ chuyên môn triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên kịp thời, có hướng dẫn cho giáo viên tổ chọn mô đun phù hợp với từng cá nhân và cung cấp nội dung từng Module cho giáo viên tự học.
Bản thân cá nhân luôn tự ý thức việc tự học là việc tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.
2. Khó khăn
Kinh nghiệm của giáo viên trong hoạt động BDTX chưa nhiều, còn gặp một số khó khăn trong việc chọn Module phù hợp với bản thân để lập kế hoạch tự bồi dưỡng.
Mặc dù tài liệu nghiên cứu khá phong phú song việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên qua một số mô đun vẫn mắc phải một số lúng túng.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Nội dung 1:
1.1. Thời lượng bồi dưỡng: 40 tiết/năm học
1.2. Hình thức bồi dưỡng:
Chủ yếu tự đọc và nghiên cứu.
Học tập trung (1 ngày)
1.3. Tự đánh giá
* Ưu điểm:
Tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị, tiếp thu nghị quyết của Đảng, của tỉnh và của huyện về nhiệm vụ kinh tế – xã hội, về quan điểm đường lối phát triển giáo dục và đào tạo.
Tiếp thu đầy đủ và thực hiện tốt chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Uỷ ban nhân dân của tỉnh và của huyện; các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT; các văn bản chỉ đạo của ngành.
Thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tích cực học tập và áp dụng vào công việc hằng ngày từ những việc làm nhỏ nhất.
Thường xuyên học hỏi, nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của bản thân.
* Nhược điểm:
Mặc dù thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác nhưng khi áp dụng vào thực tế, còn một số công việc chưa đạt hiệu quả cao.
2. Nội dung 2:
2.1. Thời lượng bồi dưỡng: 40 tiết/năm học
2.2. Hình thức bồi dưỡng:
Tham gia lớp bồi dưỡng tập trung do PGD&ĐT tổ chức.
Bồi dưỡng tại nhà trường thông qua sinh hoạt chuyên môn.
Tự bồi dưỡng thông qua các tài liệu, trang mạng Trường học kết nối.
2.3. Tự đánh giá
* Ưu điểm:
Nghiêm túc thực hiện theo đúng kế hoạch năm học của PGD&ĐT, của nhà trường đã xây dựng ngay từ đầu năm học.
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh. Tăng cường tính tự giác, tích cực, chủ động học tập của cá nhân, phối hợp với học tập hợp tác. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HS, đánh giá của các bạn, của cha mẹ HS.
Thường xuyên dạy học tích hợp kĩ năng sống: An toàn giao thông; Biển đảo vào các môn học lớp 2 ở trường tiểu học.
* Nhược điểm:
Tổ chức dạy học dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh đạt hiệu quả chưa cao.
3. Nội dung 3:
Mô đun GVPT 5 – Thông tư số …/……./TT-BGD&ĐT với nội dung Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
3.1. Thời lượng bồi dưỡng: 40 tiết/năm học
3.2. Hình thức bồi dưỡng:
Bồi dưỡng tại nhà trường thông qua sinh hoạt chuyên môn.
Tự bồi dưỡng thông qua các tài liệu, trang mạng Trường học kết nối.
3.3. Tự đánh giá
* Ưu điểm: Bản thân nhận thức được:
Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở Tiểu học nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn…
Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác SGK và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới…
Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV – HS và HS – HS
Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn…
Biết cách vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy các môn học.
Biết soạn kế hoạch bài học thể hiện rõ việc tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
* Nhược điểm:
Việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy các môn học chưa đạt hiệu quả cao.
Chưa chú trọng tới việc rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức một cách bài bản.
III. NHỮNG NỘI DUNG BẢN THÂN SẼ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY VÀ GIÁO DỤC TẠI ĐƠN VỊ:
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy các môn học ở tiểu học.
Thường xuyên dạy học tích hợp kĩ năng sống vào các môn học.
Biết cách tạo môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất và tinh thần.
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy các môn học.
Soạn kế hoạch bài học thể hiện rõ việc tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
1. NHỮNG NỘI DUNG KHÓ VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG NỘI DUNG KHÓ
Dạy học vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào các môn học.
Phân tích, đánh giá kế hoạch bài học và đề xuất cách điều chỉnh.
Trên đây là hai nội dung mà bản thân nhận thấy khi thực hiện hiệu quả chưa cao. Vì thế, tôi đề nghị nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề, các buổi tọa đàm để giáo viên thường xuyên trao đổi, học hỏi, trau dồi thêm kiến thức.
2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BDTX
– Hoàn thành tốt kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên năm học …-…..
Người lập báo cáo
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên cá nhân:
Đối với một mẫu báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên cá nhân sẽ có các nội dung sau cần phải lưu ý:
– Phần mở đầu:
+ Tên đơn vị và tổ hợp ngành mà cá nhân đó đang hoạt động và làm việc
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Tên bài báo cáo
– Phần nội dung:
+ Thông tin cá nhân viết báo cáo
+ Nội dung của bài báo cáo
– Phần kết: Người lập báo cáo ký và ghi rõ họ tên.
THAM KHẢO THÊM: