Bản kiểm điểm là một trong những biện pháp được sử dụng để giúp người làm kiểm điểm nhìn nhận lại quá trình công tác, làm việc và phấn đấu của Đảng viên. Vậy, mẫu bản kiểm điểm tự soi tự sửa của Đảng viên là gì? Quy định của pháp luật về mẫu bản kiểm điểm tự soi tự sửa cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bản kiểm điểm tự soi, tự sửa là gì?
Bản kiểm điểm tự soi, tự sửa là hình thức biểu mẫu mà bản thân người đánh giá sử dụng để đánh giá, nhìn nhận lại những thiếu sót của mình trong quá trình công tác, rèn luyện và học tập.
Qua đó, người này cũng có những cải tiến, khắc phục những thiếu sót, sai sót nêu trong bản kiểm điểm này.
Việc đánh giá tự rèn luyện bản thân hiện nay thông qua bản kiểm điểm tự soi, tự sửa thường liên quan đến đảng viên – những người tiên phong không ngừng phấn đấu vì lợi ích của Tổ quốc, của Đảng và của nhân dân.
Đồng thời, đảng viên cũng là người phải nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ đảng, pháp luật của đảng và không ngừng phấn đấu, học tập, rèn luyện, tự phê bình và phê bình, để ngày càng xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.
Ngoài ra, tự soi, tự sửa cũng là công việc đòi hỏi tính tự giác cao, trung thực và rất kiên quyết, tránh những biểu hiện, tác phong của đảng viên bị kỷ luật.
2. Mẫu bản kiểm điểm (bản tự thuật) tự soi tự sửa của Đảng viên:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Ngày…tháng…năm
BẢN KIỂM ĐIỂM ĐẢNG VIÊN
Kính gửi:
‐ Chi ủy chi bộ….
‐ Đảng ủy….
Tên tôi là: ….
Sinh ngày:…
Nơi ở hiện nay:…
Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày…. tháng…. năm…
Tại Chi bộ:…
Chính thức ngày :….tại chị bộ…
Hiện đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ:….Căn cứ tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau:
-
Về tư tưởng chính trị:
Bản thân luôn có lập trường tư tưởng vững vàng trung thành với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chấp hành và thực hiện đúng theo quan điểm, chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước.
Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Luôn trau dồi kiến thức tự tìm hiểu học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác cho bản thân trên các phương tiện thông tin đại chúng.
-
Về phẩm chất, đạo đức, lối sống:
Bản thân luôn có lối sống trong sáng lành mạnh, giữ gìn phẩm chất tư cách đạo đức tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên, giáo viên. Có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng lãng phí quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác, thực hành và vận động gia đình và nhân dân thực hiện lối sống tiết kiệm, thường xuyên tham gia và thực hiện các Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chấp hành Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm.
Luôn có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết trong các hoạt động ở chi bộ đảng và cơ quan luôn giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng.
Tạo mối quan hệ thân thiện hòa nhã với nhân dân địa phương, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
-
Trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao:
Trong quá trình công tác Bản thân luôn ý thức được trách nhiệm công việc và nhiệm vụ được giao, tự giác, nhiệt tình trong công việc. Về công tác giảng dạy bản thân tôi luôn phấn đấu trau dồi chuyên môn, đọc sách báo nhằm tích lũy chuyên môn. Lên lớp đúng giờ,soạn giáo án đầy đủ,thực hiện đúng quy chế chuyên môn. Với các công việc tập thể bản thân luôn nhiệt tình, hăng hái và có trách nhiệm với các công việc được giao. Luôn hoàn thành mọi việc được giao và báo cáo kết quả kịp thời theo quy định của cấp trên.
Tạo mối quan hệ thân thiện hòa nhã, đúng mực với chỉ uỷ, đảng uỷ cơ sở và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
Thường xuyên tham gia các hoạt động xây dựng tổ chức đảng, chính quyền các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương, cơ quan đơn vị nơi công tác.
-
Tổ chức kỷ luật trong Đảng:
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, có ý thức tổ chức kỷ luật, phục tùng sự phân công, điều động của tổ chức và các cấp có thẩm quyền lãnh đạo.
Tích cực tham gia sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đầy đủ theo quy định; thực hiện nội quy, quy chế của tổ chức đảng, cơ quan, các đoàn thể đã đề ra.
-
Về hạn chế và khuyết điểm:
Chưa hiểu hết tâm tư, suy nghĩ của học sinh lớp chủ nhiệm.
Đôi khi chưa mạnh dạn góp ý với thành viên của tổ.
-
Biện pháp khắc phục hạn chế khuyết, khuyết điểm:
Quan tâm hơn nữa đến từng đối tượng đảng viên khác trong chi bộ để tìm cách giúp các em và cả tập thể tốt hơn. Mạnh dạn hơn khi góp ý với đồng nghiệp.
Trên đây là
Kính mong chi ủy chi bộ, Đảng ủy ….. tạo điều kiện cho tôi được chuyển sinh hoạt đảng đến đơn vị mới. Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên, xứng đáng là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA CHI ỦY CHI BỘ: ….
Ngày….Tháng….năm T/M CHI ỦY BÍ THƯ | Đảng ủy:…………. Xác nhận………… Chữ kí đồng chí
| Ngày….Tháng….năm T/M CHI ỦY BÍ THƯ |
3. Những nội dung cần có trong bản kiểm điểm tự soi tự sửa của Đảng viên:
Tương tự như các bản kiểm điểm khác của các đảng viên, bản kiểm điểm tự soi tự sửa cũng dựa trên các cơ sở sau:
‐ Về tư tưởng chính trị: Theo khoản 1 Điều 1 Điều lệ Đảng:
Vì vậy, tư tưởng chính trị phải luôn được ghi nhớ và thực hiện tốt trong quá trình công tác và sinh hoạt của đảng viên: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước như đã xác định ở trên.
‐ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chấp hành kỷ luật, lề lối làm việc. Trong quá trình tự soi và tự sửa được thực hiện trong phần này, Đảng viên phải liên hệ với những biểu hiện của sự suy thoái, sự tự phát triển và thay đổi của bản thân để nhận ra những thiếu sót của mình và có biện pháp khắc phục (nếu có).
– Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, công việc và quyền hạn được giao trong năm, cũng như những người và tổ chức chịu trách nhiệm về chúng.
Cần lưu ý rằng: Tự sai và tự sửa là một trong những yêu cầu khó nhất, không chỉ vì nó đòi hỏi tính tự giác và trung thực, mà còn phải vượt qua những cản trở của tâm lý chung. Vì vậy, đó thực sự là thử thách lớn đối với lòng dũng cảm của bất kỳ đảng viên nào.
4. Quy định về việc Đảng viên tự soi tự sửa:
Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, người cán bộ, đảng viên phải “soi mình, tự sửa mình”. “Tự soi, tự sửa” là sự tự phê bình, tự soi xét của mỗi người, cái tốt thì phát huy, cái xấu thì loại bỏ và sửa chữa. “Tự soi, tự sửa” đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải tự giác, trung thực, , nhất là đối với những hạn chế, khuyết điểm của bản thân mình.
Những biểu hiện thoái hóa biến chất của một số cán bộ, đảng viên chủ yếu xuất phát từ bản thân họ là cơ bản. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi xét mình, nếu thấy có biểu hiện suy thoái thì kiên quyết sửa chữa, tiến bộ. Các cấp ủy, tổ chức Đảng có giáo dục tích cực đến đâu, công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đến đâu mà cán bộ, đảng viên không tự giác, quyết tâm thì cũng rất khó đấu tranh với những biểu hiện ý thức của con người.
Phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên trước hết đòi hỏi tinh thần tự giác, “tự soi, tự sửa” của mỗi cán bộ, đảng viên. Nhưng để việc “tự soi, tự sửa” hiệu quả hơn, cần có môi trường tốt để cán bộ, đảng viên đề cao tính tự giác rèn luyện, đó thực sự là một chi bộ vững mạnh, thống nhất. Chi bộ là nơi cán bộ, đảng viên hàng ngày tiếp xúc với nhau, trực tiếp với nhau; mọi thứ tốt, xấu, tích cực, tiêu cực, v.v. sẽ hiện ra rõ ràng ở đó.
Mặt khác, mặc dù cán bộ, đảng viên có tinh thần tự giác “tự soi, tự sửa”, nhưng do đặc điểm tâm lý con người thường bảo thủ, chủ quan trong quan điểm, dễ phát hiện sai sót, khuyết điểm của người khác mà khó thấy được hạn chế, khuyết điểm của mình nên rất cần sự góp ý, đề xuất của lãnh đạo cấp ủy và sự đóng góp của tập thể chi bộ.
“Tự soi, tự sửa” là là công việc có những khó khăn nhất định do tính kiêu căng, tự ái, thói quen hoặc những lý do khác. Đôi khi bạn không dám làm điều đó vì sợ mất mặt hoặc mang tiếng. Đó là cuộc đấu tranh giữa tình cảm và lý trí, sự cầu thị và bảo thủ, cái tốt và cái xấu trong mỗi con người; đó là sự thử thách thực sự bản lĩnh của người cán bộ, đảng viên, đòi hỏi lòng dũng cảm vượt lên chính mình của mỗi người.