Hoạt động giải quyết phúc thẩm là hoạt động không thể thiếu trong giải quyết vụ án hình sự. Đối với các bản án dân sự có kháng cáo, kháng nghị thì sẽ được giải quyết ở cấp phúc thẩm. Và kết quả của việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị ở cấp phúc thẩm đó chính là bản án phúc thẩm dân sự.
Mục lục bài viết
1. Bản án phúc thẩm là gì?
Bản án nói chung chính là văn bản thể hiện phán quyết của Hội đồng xét xử sau khi tiến hành các hoạt động để xét xử một vụ án. Bản án chính là dấu mốc, đó chính là thể hiện của kết thúc toàn bộ quá trình giải quyết một vụ án. Trong bản án thể hiện những phân tích, đánh giá và kết quả thống nhất về việc giải quyết vụ án của hội đồng xét xử.
Từ đó có thể hiểu Bản án phúc thẩm mẫu số 75- DS chính là văn bản được lập khi tiến hành giải quyết phúc thẩm vụ án dân sự, đây là văn bản cuối cùng, thể hiện sự giải quyết phúc thẩm vụ án dân sự của Hội đồng xét xử phúc thẩm. Bản án chính là văn bản thể hiện của quyền lực Nhà nước, và Hội đồng xét xử phúc thẩm nhân danh Nhà nước để ra bản án.
Bản án sơ thẩm được ban hành sau khi Hội đồng xét xử đã tiến hành hết các thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm như phần xét hỏi, phần tranh tụng,… cũng như đã tiến hành xong hoạt động nghị án, quyết định giải quyết vụ án dân sự phúc thẩm.
Bản án phúc thẩm mẫu số 75- DS được dùng để thể hiện quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với bản án sơ thẩm dân sự bị kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm mẫu số 75 dân sự được quy định tại Điều 313 của
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
2. Mẫu Bản án phúc thẩm số 75- DS:
Mẫu Bản án phúc thẩm số 75-DS được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ- HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – hạnh phúc
TÒA ÁN NHÂN DÂN…….(1)
Bản án số (2) ……../……./…….
Ngày (3) ……..-……..-…………..
V/v tranh chấp (4)…………….
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN (5) ……….
– Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có (6):
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà):…………..
Các Thẩm phán: Ông (Bà):…………..
Ông (Bà):……………..
– Thư ký phiên tòa: Ông (Bà): (7)…………
– Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (8) ………. Ông (Bà)……. Kiểm sát viên tham gia phiên toà (nếu có).
Trong các ngày ……. tháng …….. năm …….. (9) tại…………..
xét xử phúc thẩm công khai (10) vụ án thụ lý số: ……/…../TLPT-…. ngày … tháng … năm …….. về tranh chấp
Do bản án dân sự sơ thẩm số…/…/…ngày…tháng…năm… của Toà án nhân dân………bị kháng cáo (hoặc kháng nghị).
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số:…../…… /QĐPT-………. ngày… tháng … năm ……….. giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn (11)………….
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: (12) ………..
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn🙁13)…………
2. Bị đơn:(14)……………
Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(15)………..
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(16)………….
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(17)………….
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(18)…………..
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(19)………..
4. Người làm chứng(20) ……….
5. Người giám định(21)………..
6. Người phiên dịch:(22)………
7. Người kháng cáo (23) ………..
8. Viện kiểm sát kháng nghị (24) ……….
NỘI DUNG VỤ ÁN(25)
……………
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN: (26)
[1] …………..
[2]…………
[3] …………
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào (27) ………….
(28):………….
………….. (29)
Nơi nhận:
– Ghi theo quy định tại Điều 315 của Bộ luật tố tụng dân sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Soạn thảo Bản án phúc thẩm mẫu số 75 -DS:
Bản án phúc thẩm được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1) và (5) Ghi tên Toà án xét xử phúc thẩm. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ); nếu là Toà án nhân dân cấp cao, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại thành phố nào (ví dụ: Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng).
(2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra bản án (ví dụ: Nếu là bản án giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại năm 2017 có số 10 thì ghi: Số 10/2017/KDTM-PT).
(3) Ghi ngày, tháng, năm tuyên án không phân biệt vụ án được xét xử phúc thẩm và kết thúc trong một ngày hay được xét xử phúc thẩm trong nhiều ngày.
(4) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(6) Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán.
(7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm (1).
(8) Nếu có Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi các chữ “Tòa án nhân dân” thành “Viện kiểm sát nhân dân”.
(9) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày… tháng… đến ngày… tháng… (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).
(10) Nếu xét xử kín thì thay cụm từ “công khai” bằng từ “kín”.
(11) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên). Trường hợp nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(12) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với nguyên đơn; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “được uỷ quyền theo văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…”. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, thì ghi họ tên, chức vụ của người đó.
(13) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của
(14) và (17) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (11).
(15) và (18) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (12).
(16) và (19) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (13).
(20) Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên).
(21) Ghi họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).
(22) Ghi họ tên, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).
(23) Ghi họ tên và tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo.
(24) Ghi người có thẩm quyền kháng nghị (ví dụ: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam).
(25) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị.
(26) Trong phần này, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có) mà Tòa án viện dẫn, áp dụng; nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật tố tụng dân sự thì tùy từng trường hợp mà Tòa án phân tích, lập luận về việc áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.
Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].
(27) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ các căn cứ pháp luật để ra quyết định.
(28) Ghi các quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có). Trường hợp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án. Ghi rõ bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
(29) Phần cuối cùng của bản án, đối với bản án được thông qua tại phòng nghị án thì phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và đóng dấu (bản án này phải lưu vào hồ sơ vụ án); đối với bản án để gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát thì ghi như sau:
“TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)”