Khi có quyết định phân công thì chủ kiểm sát viên sẽ tiến hành tham gia phiên họp xét giảm thời hạn thi hành án. Vậy quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn có nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu 75/HC: Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn là gì, mục đích của quyết định?
- 2 2. Mẫu 75/HC: Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định:
- 4 4. Những quy định liên quan đến phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn:
1. Mẫu 75/HC: Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn là gì, mục đích của quyết định?
Kiểm sát viên theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
– Thực hiện các nhiệm vụ kiểm sát bao gồm kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra.
– Kiểm sát viên có quyền triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai, bắt, tạm giữ, tạm giam.
– Trong quá trình diễn ra phiên tòa, thực hiện các nhiệm vụ đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà.
Kiểm sát viên theo quy định
– Thực hiện các nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án;
– Thực hiện quyền hạn trong quá trình tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự.
Việc xét giảm thời hạn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại là việc
Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn là văn bản của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao với nội dung quyết định phân công kiểm sát viên, thông tin kiểm sát viên sẽ tiến hành tham gia phiên họp xét giảm thời hạn.
Mục đích của quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn: khi cần mở phiên họp xét giảm thời hạn, cần có sự tham gia của kiểm sát viên thì Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ ra quyết định nhằm mục đích phân công kiểm sát viên nào sẽ là người tham gia phiên họp xét giảm thời hạn.
2. Mẫu 75/HC: Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn:
Mẫu số 75/HC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại(4)
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……….2…..
Căn cứ Điều 4 Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công ông (bà)…… (5)…… Kiểm sát viên …… (6)… Viện kiểm sát…….2……. tham gia phiên họp xét giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại4 và thực hiện kiểm sát việc ………4…………… của Tòa án…..(7)…….
Điều 2. Kiểm sát viên có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
– Tòa án ……7………(để biết);
– KSV có tên nêu tại Điều 1
(để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG(8)
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định:
(1) Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2) Ghi tên Viện kiểm sát ban hành
(3) Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành văn bản – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4) Tên của Mẫu được chỉnh sửa theo từng trường hợp cụ thể: giảm thời hạn hoặc tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian áp dụng biện pháp hành chính còn lại
(5) Ghi họ và tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp
(6) Ghi chức danh pháp lý của Kiểm sát viên như sơ cấp, trung cấp hoặc cao cấp
(7) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết
(8) Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
4. Những quy định liên quan đến phân công Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn:
Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại được quy định tại Điều 27 pháp lệnh này:
– Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc trường hợp quy định thì sẽ được Tòa án giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
Điều kiện của việc giảm, miễn hình phạt này cần được sự đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này nhằm thể hiện vai trò của bên quản lý người chịu hình phạt, kết quả của quá trình theo dõi, đánh giá người phải chịu hình phạt, qua đó có thể tiến hành đề nghị miễn hoặc giảm thời gian thi hành án.
Một điều kiện tiếp theo đối với việc giảm thời hạn chấp hành biện pháp xử lý hành chính là đối tượng này phải chấp hành được một nửa thời hạn mà Tòa án quyết định và mỗi năm chỉ được xét giảm một lần với thời hạn xét giảm không quá một phần tư thời hạn mà Tòa án quyết định. Đây là điều kiện bắt buộc khi các bên thực hiện đơn xét giả, thời hạn chấp hành biện pháp xử lý.
Việc viết đơn đề nghị của người quản lý đối tượng bị giáo dưỡng là bắt buộc và văn bản đề nghị cần phải kèm theo tài liệu chứng minh người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Người đề nghị là Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Bước tiếp theo sau khi có văn bản đề nghị giảm thời hạn thực hiện các biện pháp xử phạt hành chính là trách nhiệm của thẩm phán về việc xem xét hồ sơ xét giảm và thực hiện các quyết định chấp nhận đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại hoặc không chấp nhận đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
Theo đó quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại có các nội dung chính sau đây:
+ Số, ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên Tòa án ra quyết định;
+ Lý do, căn cứ ra quyết định;
+ Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính;
+ Tên cơ quan đề nghị;
+ Nội dung của việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại;
+ Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành quyết định;
+ Quyền khiếu nại đối với quyết định;
+ Hiệu lực của quyết định;
+ Nơi nhận quyết định.
Như vậy, có thể thấy, khi có đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại của người quản lý đối tượng bị xử lý hành chính thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị. Trường hợp chấp nhận thì sẽ mở cuộc họp về xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại với sự tham gia của kiểm sát viên được Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công.