Khi Tòa án quyết định định giá tài sản trong quyết định thì trước khi tiến hành mở phiên đấu giá thì Tòa án sẽ thành lập một Hội đồng định giá để trực tiếp tham gia đấu giá. Hội đồng định giá được lập ra gồm chủ tịch Hội đồng, Thư ký giúp việc cho hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu 07-DS: Đơn yêu cầu tòa án nhân dân ra quyết định định giá tài sản là gì?
Tài sản cần định giá là tài sản được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá để giải quyết vụ án hình sự.
Hội đồng định giá tài sản là Hội đồng do Tòa án, Chấp hành viên hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lập ra để tiến hành định giá tài sản phục vụ cho việc giải quyết các vụ án hoặc để thực thi các quyết định Nhà nước có liên qua
Mẫu 07-DS: Đơn yêu cầu tòa án nhân dân ra quyết định định giá tài sản là mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn yêu cầu định giá tài sản gồm họ tên, địa chỉ, là người có liên quan đến số tài sản và vụ án kèm theo yêu cầu Tòa án định giá những tài sản mà họ đưa ra.
Mẫu 07-DS: Đơn yêu cầu tòa án nhân dân ra quyết định định giá tài sản là mẫu đơn mới nhất do người làm đơn lập ra để gửi cho Tòa án yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định định giá tài sản mà họ liệt kê ra kèm theo thông tin người làm đơn gồm họ tên, địa chỉ và các thông tin khác liên quan
2. Mẫu 07-DS: Đơn yêu cầu tòa án nhân dân ra quyết định định giá tài sản:
Mẫu 07-DS: Đơn yêu cầu tòa án nhân dân ra quyết định định giá tài sản
Mẫu số 07-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………, ngày….tháng…năm…
ĐƠN YÊU CẦU
TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Kính gửi: Tòa án nhân dân(1) ………….
Họ tên người yêu cầu:
1) (2)…………. địa chỉ (3)………….
Là: (4)…………. trong vụ việc (5)………
2) ……………. địa chỉ ……..
Là ………….. trong vụ việc ………… (nếu có)
Yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp, gồm: (6)
……….
NGƯỜI YÊU CẦU (7)
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập mẫu 07-DS: Đơn yêu cầu tòa án nhân dân ra quyết định định giá tài sản:
Mẫu 07-DS: Đơn yêu cầu tòa án nhân dân ra quyết định định giá tài sản
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định định giá; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.
(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
(4) Ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ việc cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.
(5) Ghi rõ số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ việc và từng loại việc cụ thể Tòa án đang giải quyết (ví dụ: số 50/2017/TLST-HNGĐ về Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn) theo đúng như trong
(6) Ghi rõ, cụ thể loại tài sản và số lượng tài sản cần định giá.
(7) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của tùng người yêu cầu; nếu cơ quan, tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi rõ họ, tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản
Về thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc, Nghị định quy định Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện); ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh); ở trung ương; Hội đồng định giá theo vụ việc cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Hội đồng định giá theo vụ việc cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá các loại tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định.
Hội đồng định giá theo vụ việc ở trung ương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật quyết định thành lập để thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định.
Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể cơ quan thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản; thành phần, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng định giá theo vụ việc, quyền và nghĩa vụ của thành viên và Chủ tịch Hội đồng định giá theo vụ việc thực hiện theo các quy định.
Về thành lập Hội đồng định giá thường xuyên, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá thường xuyên để định giá tài sản.
Hội đồng định giá thường xuyên cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá tài sản khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Hội đồng định giá thường xuyên cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp để định giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định.
Quyết định thành lập Hội đồng định giá thường xuyên được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để cơ quan này gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản theo quy định. Thành phần, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng định giá thường xuyên, quyền và nghĩa vụ của thành viên và Chủ tịch Hội đồng định giá thường xuyên thực hiện theo quy định.
Đối với cùng một tài sản được cơ quan có thẩm quyền trưng cầu định giá, trường hợp Hội đồng định giá thường xuyên đã được thành lập để tiến hành định giá đối với tài sản này thì không thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc.
Hội đồng định giá có tối thiểu 3 thành viên
Nghị định cũng quy định cụ thể thành phần của Hội đồng định giá tài sản. Theo đó, thành phần của Hội đồng định giá cấp huyện bao gồm: Một lãnh đạo của cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực tài chính là Chủ tịch Hội đồng; một chuyên viên của cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực tài chính là thành viên thường trực Hội đồng; đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá là thành viên Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá.
Thành phần của Hội đồng định giá cấp tỉnh bao gồm: Một lãnh đạo của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính là Chủ tịch Hội đồng; một lãnh đạo cấp phòng của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính là thành viên Thường trực Hội đồng; đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá là thành viên Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá.
Thành phần của Hội đồng định giá ở trung ương bao gồm: Một lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ hoặc lãnh đạo cơ quan chuyên môn được ủy quyền của bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật là Chủ tịch Hội đồng; một lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật là thành viên Thường trực Hội đồng; đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá là thành viên của Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá quyết định các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá cho từng vụ việc.
Số lượng thành viên của Hội đồng định giá phải là số lẻ, tối thiểu là 3 người đối với Hội đồng định giá cấp huyện, tối thiểu là 5 người đối với Hội đồng định giá cấp tỉnh và ở trung ương. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá quyết định thành lập Tổ giúp việc Hội đồng.
Sau khi tiến hành thành lập hội đồng định giá thì hoạt động của Hội đồng định giá tài sản được thực hiện như sau: Hội đồng định giá hoạt động theo cơ chế tập thể. Cơ quan của người có thẩm quyền thành lập Hội đồng hoặc Chủ tịch Hội đồng phải đóng dấu vào các văn bản của Hội đồng và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng. Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá tài sản quy định tại Nghị định này và các quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự.