Để hoạt đông hiệu quả, trung tâm hòa giải thương mại hoàn toàn có quyền thiết lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của mình và phải có giấy đăng ký hoạt động chi nhánh. Hiện nay Ở Việt Nam chỉ có duy nhất trung tâm hòa giải Việt Nam (VMC).
Mục lục bài viết
1. Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại là gì?
Hiểu một cách tổng quát, hòa giải là một phương thức để giải quyết tranh chấp, là quá trình mà tại đó hòa giải viên tạo điều kiện giao tiếp và đàm phán giữa các bên để hỗ trợ các bên đó trong việc cố gắng đạt được một thỏa thuận tự nguyện về việc giải quyết tranh chấp của họ.
Theo Khoản 1 Điều 3
Hòa giải có ý nghĩa lớn, nó giúp giải quyết ổn thoả hay giảm thiểu những tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn, xích mích theo một cách tối ưu nhất bởi những ưu điểm của nó. Mặt khác, còn giúp các bên hiểu, thông cảm nhau hơn, giữ gìn, duy trì và tiếp tục phát triển mối quan hệ, môi trường làm ăn kinh doanh. Với thủ tục đơn giản, linh hoạt, nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian, chi phí, hòa giải thương mại mang lại lợi thế cho các bên khi có cơ hội lựa chọn một trình tự, thủ tục phù hợp nhất với mình, tránh những thủ tục pháp lý phức tạp. Hòa giải giúp tạo ra một môi trường tốt hơn cho hoạt động kinh doanh. Hoà giải luôn là biện pháp phổ biến được các bên tranh chấp lựa chọn làm phương thức giải quyết đầu tiên bởi nó làm giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp mà các bên phải chịu trong việc thực thi các hợp đồng và giải quyết các tranh chấp
Trung tâm hòa giải thương mại là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hoạt động hòa giải thương mại.
Chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại là là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm hòa giải thương mại, hoạt động phù hợp với lĩnh vực hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại. Trung tâm hòa giải thương mại cử một hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh. Chi nhánh của Trung tâm hòa giải thương mại được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.
Trung tâm hòa giải thương mại chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của chi nhánh.
Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chi nhánh trung tâm hòa giải thương mại theo trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại là giấy tờ mà chi nhánh bắt buộc phải có nếu muốn đi vào hoạt động, là căn cứ để chứng minh tính hợp pháp trong hoạt động của chi nhánh, là cơ sở để nhà nước quản lý, xác định trách nhiệm của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh trung tâm hòa giải thương mại.
Thẩm quyền cấp giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại là Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt chi nhánh.
Thủ tục để được cấp giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 25, Nghị định 22, cụ thể:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định lập chi nhánh, Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh tới cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành; Quyết định thành lập chi nhánh của Trung tâm hòa giải thương mại.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh. Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Bộ Tư pháp.
Trường hợp Trung tâm hòa giải thương mại thành lập chi nhánh ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Trung tâm đăng ký hoạt động, thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chi nhánh được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại
Nhìn chung, thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh khá đơn giản, thời hạn giải quyết nhanh chóng nhằm bảo đảm cho hoạt động của chi nhánh được thông suốt và thuận tiện.
Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại là giấy tờ bắt buộc, do đó chi nhánh luôn phải xuất trình được loại giấy tờ này để chứng minh tính hợp pháp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do vậy, trường hợp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại gửi giấy đề nghị cấp lại đến cơ quan có thẩm quyền nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động để được cấp lại. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại.
Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại có thể bị thu hồi trong trường hợp Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm thì bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh thực hiện việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.
2. Mẫu số 06/TP-HGTM: Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại:
UBND, TỈNH, TP…..(1)……..
SỞ TƯ PHÁP
Số: .…(2)…/ĐKHĐ-CNHGTM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(3) Tỉnh (thành phố), ngày……tháng……năm.….
GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CHI NHÁNH CỦA TRUNG TÂM HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
1.Tên chi nhánh của Trung tâm hòa giải thương mại:
………(4)…
Tên viết tắt: (nếu có): ………
Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ………
Số điện thoại:………..Fax:………Email:………
Website (nếu có)……
2. Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh: …(5)……
3. Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh:
…(6)…….
4. Trưởng chi nhánh: (7)
Họ và tên:……Nam/nữ:……….
Ngày sinh:……/………/….…
Số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ Căn cước công dân:..…
Ngày cấp……./……./…….Nơi cấp:………
Điện thoại:………Email:………….
5. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh của Trung tâm hòa giải thương mại (8)
STT | Ngày, tháng, năm | Nội dung thay đổi | Xác nhận nội dung thay đổi (ký tên, đóng dấu) |
GIÁM ĐỐC
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại:
(1) Ghi tên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cụ thể, ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
(2) Ghi số hiệu văn bản phụ thuộc vào hệ thống văn bản đã ban hành trước đó
(3) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm làm giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại.
(4) Tên của chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm cụm từ “chi nhánh” và tên của Trung tâm hòa giải thương mại. Tên viết tắt và tên giai dịch nước ngoài là nội dung không bắt buộc.
Phương thức liên lạc là nội dung quan trọng bao gồm số điện thoại, fax, email, hoặc website.
(5) Ghi đầy đủ số nhà, tên đường, phường, quận, tỉnh (thành phố)
(6) Lĩnh vực hoạt động: hòa giải trong nước hay hòa giải quốc tế,…
(7) Ghi đầy đủ các thông tin cá nhân của trưởng chi nhánh gồm tên, giới tích, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, theo Giấy chứng minh nhân dân; phương thức liên lạc.
(8) Việc thay đổi nội dung đăng ký sẽ được ghi vào mẫu giấy mà không được cấp giấy đăng ký mới.
Giám đốc Sở Tư pháp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.
Thông tư 02/2018/TT-BTP về hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại