Biểu mẫu quan trọng để Tòa án nơi hòa giải viên thực hiện quyền ý kiến của mình đó là "thông báo về ý kiến của tòa án nơi hòa giải viên làm việc"- đây cũng là nội dung sẽ được Luật Dương Gia cung cấp và phân tích cụ thể trong bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
1. Thông báo về ý kiến của tòa án nơi hòa giải viên làm việc là gì?
Hòa giải trong TTDS là hoạt động do
Theo điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.” Như vậy, hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, trừ những vụ án không hòa giải được hoặc không được hòa giải.
Mặc dù không phải là chủ thể của hòa giải, song Tòa án có vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian, thành phần, địa điểm, nội dung hòa giải, giải thích pháp luật và nội dung tranh chấp để các đương sự đi đến thống nhất về phương án giả quyết vụ việc. Để cho hoạt động hòa giải của Tòa án được khách quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và sự thỏa thuận của các đương sự phù hợp với pháp luật thì việc hòa giải phải tuân theo thủ tục do pháp luật quy định.
Hòa giải luôn được khuyến khích khi giải quyết vụ việc dân sự. Trong trường hợp hòa giải thành, Tòa án giảm bớt được nhiều thời gian, công sức, tiền của cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Việc hòa giải thành được thực hiện trước khi mở phiên tòa sẽ giúp cho Tòa án giảm bớt được nhiều thủ tục tố tụng phức tạp và khó khăn như phiên tòa sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm và các thủ tục tố tụng quay lại và giai đoạn thi hành án.
Hòa giải tại Tòa án được hiểu là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên) là người có đủ điều kiện, được Chánh án
Ý kiến của tòa án nơi hòa giải viên làm việc là sự thể hiện quan điểm của tòa án về việc đồng ý hay không đồng ý đối với sự sự lựa chọn của Hòa giải viên.
Thông báo về ý kiến của Tòa án nơi hòa giải viên làm việc chỉ áp dụng trong trường hợp hòa giải viên không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Vì vậy, văn bản này hoàn toàn hợp lý, khi cần phải có sự chấp thuận từ cơ quan quản lý trực tiếp của Hòa giải viên, đây là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ của hòa giải viên được lựa chọn, nếu được Tòa án nơi làm việc đồng ý thì Hòa giải viên mới được thực hiện công việc của mình. Đồng thời, thông báo về ý kiến còn là cơ sở để các bên nắm bắt được tình hình hiện tại, nếu Tòa án nơi làm việc không đồng ý thì tòa án nơi giải quyết vụ án cần có hướng giải quyết khác để đảm bảo quyền được lựa chọn hòa giải viên của các bên tham gia vụ án dân sự.
Thủ tục ra thông báo về ý kiến của tòa án nơi hòa giải viên được thực hiện như sau:
Mỗi một vụ việc do 1 Hòa giải viên tiến hành hòa giải.
Người khởi kiện, người yêu cầu có quyền lựa chọn Hòa giải viên. rường hợp người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì phải thông báo họ, tên, địa chỉ của Hòa giải viên cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc và Hòa giải viên được lựa chọn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lựa chọn Hòa giải viên, Hòa giải viên được lựa chọn phải có ý kiến bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý gửi Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại nơi giải quyết vụ việc, Tòa án nơi mình làm việc và người khởi kiện, người yêu cầu.
Tiếp theo, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo ý kiến đồng ý của Hòa giải viên, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc phải có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với sự lựa chọn của Hòa giải viên gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Hòa giải viên; Hòa giải viên có trách nhiệm thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết. Nếu nhận được ý kiến không đồng ý của Hòa giải viên, của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể lựa chọn Hòa giải viên khác.
Như vậy, thủ tục về thông báo về ý kiến của tòa án nơi hòa giải viên làm việc là bắt buộc, trong trường hợp hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
2. Mẫu thông báo về ý kiến của tòa án nơi hòa giải viên làm việc:
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (2)
————
Số: ……/TB-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……….., ngày …… tháng ….. năm …………
THÔNG BÁO
VỀ Ý KIẾN CỦA TÒA ÁN NƠI HÒA GIẢI VIÊN LÀM VIỆC
(Đối với trường hợp Hòa giải viên không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc)
Kính gửi:
– Tòa án nhân dân(3) ……
– Ông/Bà(4) ………
Là Hòa giải viên thuộc danh sách Hòa giải viên tại Tòa án (5) …………
Tòa án nhân dân(6) ……. nhận được ý kiến đồng ý làm Hòa giải viên của Ông/Bà(7) …. đối với vụ việc giữa(9) .. và …….. do Tòa án nhân dân(10) …… đang giải quyết theo Thông báo của Hòa giải viên ngày …
Ý kiến của Tòa án nhân dân(11) …….như sau:
Đồng ý □ Không đồng ý □
Tòa án nhân dân(12) ……….. thông báo cho Tòa án nhân dân(13) ……. và Hòa giải viên được biết.
Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Lưu hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu thông báo về ý kiến của tòa án nơi hòa giải viên làm việc:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thi ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) (5) (6) (11) và (12) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) (10) và (13) Ghi tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc như hướng dẫn tại điểm (2).
(4) và (7) Ghi họ tên Hòa giải viên được lựa chọn.
(8) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(9) Ghi tên và địa chỉ của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
Cơ sở pháp lý:
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020.
Thông tư 02/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động đối thoại, hòa giải tại Tòa án