Trong quá trình giải quyết bồi thường, các cơ quan Nhà nước sẽ đưa ra quyết định cử một cán bộ làm đại diện để giải quyết bồi thường. Mẫu 05/BTNN: Quyết định cử người giải quyết bồi thường ra đời trong hoàn cảnh đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định cử người giải quyết bồi thường là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định cử người giải quyết bồi thường:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định cử người giải quyết bồi thường:
- 4 4. Quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại:
1. Mẫu quyết định cử người giải quyết bồi thường là gì?
Chế định bồi thường không còn xa lạ đối với bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào. Trên thực tế, việc các cá nhân hay tổ chức nhận thức đúng và áp dụng nghiêm túc, thống nhất các quy định về bồi thường thiệt hại đem lại ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, cũng như việc giải quyết bồi thường của cơ quan nhà nước. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành nhiều biểu mẫu quy định về bồi thường thiệt hại. Một trong số đó là mẫu quyết định cử người giải quyết bồi thường được cơ quan Nhà nước sử dụng khi đưa ra quyết định cử cán bộ đại diện giải quyết bồi thường. Mẫu quyết định cử người giải quyết bồi thường được sử dụng rộng rãi và có những ý nghĩa quan trọng.
Ngày 17/5/2018, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 04/2018/TT-BTP về biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước. Mẫu quyết định cử người giải quyết bồi thường là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc cử người giải quyết bồi thường. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin người được cử giải quyết bồi thường, căn cứ pháp lý, quyết định cử người giải quyết bồi thường, nội dung giải quyết bồi thường,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản thủ trưởng cơ quan ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để mẫu quyết định cử người giải quyết bồi thường có giá trị.
2. Mẫu quyết định cử người giải quyết bồi thường:
Mẫu 05/BTNN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
—————
Số:…../QĐ-…(1)…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…(2)…, ngày … tháng … năm……
QUYẾT ĐỊNH
Cử người giải quyết bồi thường
——————
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG (3)
Căn cứ khoản 3 Điều 43
Để giải quyết yêu cầu bồi thường của Ông/Bà……..(4)……..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cử Ông/Bà ……(5)………Chức vụ:……. là người giải quyết bồi thường đối với yêu cầu bồi thường của Ông/Bà………(4)………Địa chỉ: …….(4)……
Điều 2. Ông/Bà ……..(5)…… có trách nhiệm thực hiện việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Ông/Bà…….(5)…và những người có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– ….(6)…..;
– Lưu: VT, HSVV.
Thủ trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định cử người giải quyết bồi thường:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan giải quyết bồi thường, ví dụ trường hợp Sở A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Giám đốc Sở A”; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A”.
(4) Ghi thông tin người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(5) Ghi họ tên người được cử làm người giải quyết bồi thường.
(6) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
4. Quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại:
Trình tự thực hiện:
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành thụ lý hồ sơ.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cử người giải quyết bồi thường.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm ứng kinh phí bồi thường thiệt hại.
– Xác minh thiệt hại.
– Thương lượng việc bồi thường đối với các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải quyết bồi thường (sau khi ra quyết định giải quyết bồi thường, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường đến Bộ Tài chính để đề nghị cấp kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường cho người yêu cầu bồi thường).
Cách thức thực hiện:
– Người yêu cầu bồi thường có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường hoặc qua hệ thống bưu chính.
– Người yêu cầu bồi thường nhận quyết định giải quyết bồi thường ngay tại buổi thương lượng giữa mình và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thành phần hồ sơ:
– Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Văn bản yêu cầu bồi thường.
+ Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại.
+ Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
– Đối với trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 41
+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại.
+ Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền.
+ Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.
– Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
– Trong trường hợp người yêu cầu bồi thường thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp, cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân và tổ chức sau đó ghi vào sổ nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn là hai ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường. Kể từ ngày nhận được hồ sơ và trong thời hạn năm ngày làm việc, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
– Kể từ ngày nhận được yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường va trong thời hạn 05 ngày làm việc, người yêu cầu bồi thường phải bổ sung hồ sơ. Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của
– Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 41 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan giải quyết bồi thường phải thụ lý hồ sơ và vào sổ thụ lý.
– Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường
– Kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại và trong thời hạn hai ngày làm việc, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Đối với trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là mười năm ngày theo quy định của pháp luật hiện hành. Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án quy định từ Điều 33 đến Điều 39 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 ở cấp huyện.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Người yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Văn bản yêu cầu bồi thường (Mẫu 01/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP.
Lệ phí:
Thủ tục yêu cầu bồi thường không mất lệ phí.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết giải quyết bồi thường.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại:
Thủ tục hành chính được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
– Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.