Quyền công dân là đặc quyền cơ bản mà mọi công dân đều có từ khi sinh ra. Quyền công dân giúp công dân được hưởng những quyền lợi nhất định trong đời sống xã hội. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Mất quyền công dân là gì? Đi tù có mất quyền công dân không?
Mục lục bài viết
1. Mất quyền công dân là gì?
– Quyền công dân là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu.
– Quyền công dân là quyền cơ bản của con người, là quyền mà mọi cá nhân đều được hưởng.
– Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân được quy định trong
Như vậy, Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền công dân của mỗi cá nhân, và luôn đưa ra những biện pháp hỗ trợ, bảo vệ quyền cơ bản này của công dân. Không ai có quyền xâm phạm quyền công dân của mỗi cá nhân. Quyền công dân luôn được bảo vệ và tôn trọng. Nếu cá nhân không vi phạm vào những quy định cấm của luật, quyền công sẽ luôn được bảo đảm.
2. Công dân bị hạn chế những quyền nào?
Công dân trong trường hợp pháp luật quy định có thể bị tước một hoặc một số quyền sau:
– Các nhân bị tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước: Bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước là quyền mà mọi công dân Việt Nam đều được hưởng. Theo đó, trong thời gian bị tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước. Theo quy định của luật, uỷ ban nhân dân cấp xã không được đưa người bị tước quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước vào danh sách cử tri; trong trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xóa tên người đó trong danh sách cử tri, thu hồi thẻ cử tri của người đó và
– Cá nhân bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước: Cơ quan Nhà nước là những cơ quan đầu não, chịu trách nhiệm quản lý đời sống dân cư cũng như trật tự an toàn xã hội. Khi vi phạm quy định cấm của pháp luật, mà vi phạm đó nằm trong khoản định bị tước quyền công dân thì cá nhân sẽ không được tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước. Trường hợp người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó. Như vậy, khi cá nhân vi phạm, bị tước quyền công dân thì cá nhân vi phạm hoàn toàn bị tước quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước.
– Cá nhân bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân: Lực lượng vũ là lực lượng tiên phong, nòng cốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ đời sống của người dân. Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự; dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân; dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân. Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, có thể thấy, nếu rơi vào trường hợp bị tước quyền công dân, cá nhân sẽ bị tước các quyền cơ bản nhất, đó là: Quyền bầu cử, ứng cử; quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước, quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Việc tước các quyền này khi cá nhân vi phạm là biện pháp răn đe khách quan của Nhà nước đối với các đối tượng tội phạm. Đồng thời, nó cũng đảm bảo tính khách quan, công bằng chung đối với mọi người dân. Tránh trường hợp người vi phạm quy định cấm vẫn được hưởng quyền lợi ngang nhau, giống người bình thường. Việc tước quyền công dân giúp Nhà nước thể hiện được chế tài quản lý dân cư xã hội của mình, tính tối cao của Nhà nước và pháp luật được vận dụng và thể hiện sâu sắc nhất.
3. Đi tù có mất quyền công dân không?
Quyền công dân là quyền cơ bản của mỗi người, không ai có quyền xâm phạm, cấm đoán hay tước đoạt. Theo quy định của Điều 44
Theo quy định của Bộ luật hình sự, người bị áp dụng hình phạt tù, tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội mà có thể bị xem xét áp dụng các hình phạt bổ sung, trong đó bao gồm cả việc hạn chế một số quyền công dân như bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định…Tuy nhiên, không phải tội phạm nào cũng bị tước quyền công dân, không phải đối tượng nào đi tù cũng mất đặc quyền cơ bản này.
Như vậy, không phải trường hợp phạm tội, ngồi tù nào cũng bị tước quyền công dân. Công dân chỉ khi phạm tội bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy định mới bị tước một hoặc một số quyền công dân trong thời gian từ 01 – 05 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. Điều này cho thấy, quyền công dân là quyền cơ bản nhất của con người. Do đó, nếu không rơi vào những trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (xâm phạm an ninh quốc gia) thì công dân vẫn được quyền công dân một cách bình thường.