Mất năng lực hành vi dân sự có được ghi tên trong danh sách cử tri không? Người mất năng lực hành vi dân sự còn quyền công dân không? Có quyền được bầu cử không?
Bầu cử vừa là quyền cũng vừa là nghĩa vụ của công dân. Vậy điều kiện, tiêu chuẩn để được tham gia bầu cử là gì? Người mất năng lực hành vi dân sự có được tham gia bầu cử hay không? Dưới đây là bài phân tích về vấn đề này
Căn cứ pháp lý:
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân 2015
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật bầu cử thì bầu cử phải đảm đảm nguyên tắc bình đẳng để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền bầu cử. Vậy người bị thần kinh có được tham gia bầu cử hay không?
Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người mất năng lực hành vi như sau:
“Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
Như vậy, người bị bệnh thần kinh, tâm thần hoặc bệnh khác nếu không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và có kết luận của tổ chức giám định thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân 2015
1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
2. Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
3. Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người thay đổi nơi thường trú ra ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; những người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Cử tri được quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi đăng ký thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc được bổ sung vào danh sách, cử tri tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Các trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri áp dụng với người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo và người mất năng lực hành vi dân sự.
Những trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
Đối với trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Luật sư
Từ các quy định trên, trường hợp bạn của bạn, nếu người bạn đó bị bệnh thần kinh, nếu đã có kết luận của cơ quan chuyên môn về tình trạng bệnh tật và được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sư thì thuộc trường hợp những người không được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử và không có quyền bầu cử.
Nếu trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà người bạn đó được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri để thực hiện quyền bầu cử.
Như vậy, cần xác định tại thời điểm bầu cử người đó có bị mất năng lực hành vi dân sự hay không. Nếu tại thời điểm đó họ bị cơ quan có thẩm quyền xác định mất năng lực hành vi dân sự thì họ không có quyền tham gia bầu cử. Nếu trước khi bỏ phiếu 24 giờ họ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn bị mất thì họ sẽ được tham gia bầu cử như bình thường.
Tuy nhiên, những bệnh nhân tâm thần thường sống tự do trong Nhân dân địa phương, vì mạng lưới y tế chuyên khoa chưa phát triển rộng khắp nên chưa khám và xác định được họ. Tuy nhiên, ở địa phương nếu không có điều kiện tổ chức khám và xác nhận của cơ quan y tế, cũng như là hiểu biết của người dân về pháp luật còn thấp nên trong trường hợp trong mà gia đình cam kết và chính quyền địa phương xác nhận họ là người bị tâm thần thì họ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự và không được ghi tên vào danh sách cử tri.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
1.Trường hợp người vừa câm, vừa điếc lại không biết chữ thì có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Người vừa câm, vừa điếc không thuộc các trường hợp quy định không được ghi tên vào danh sách cử tri, do đó vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Về việc viết và bỏ phiếu, nếu họ không tự viết được phiếu bầu thì áp dụng theo quy định: cử tri nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình kiểm tra và tự bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
2. Vậy trong trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có có quyền bầu cử hay ứng cử quốc hội
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự thì người hạn chế năng lực hành vi là tình trạng chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, như người sử dụng ma túy, rượu bia hoặc chất kích thích. Theo quy định của Luật bầu cử thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu có quyết định của Tòa án người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ sẽ không được tham gia bầu cử.
Ngoài ra theo điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân 2015 những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân gồm:
“1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người đang bị khởi tố bị can.
3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.
Như vậy người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được quyền tham gia bầu cử cũng như ứng cứ đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
3. Em tôi bị mắc bệnh thần kinh thì có được tham gia bầu cử hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân 2015 , trường hợp bạn của bạn, nếu người bạn đó bị bệnh thần kinh, nếu đã có kết luận của cơ quan chuyên môn về tình trạng bệnh tật và được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sư thì thuộc trường hợp những người không được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử và không có quyền bầu cử.
Nếu trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà người bạn đó được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri để thực hiện quyền bầu cử.
Như vậy, cần xác định tại thời điểm bầu cử người đó có bị mất năng lực hành vi dân sự hay không. Nếu tại thời điểm đó họ bị cơ quan có thẩm quyền xác định mất năng lực hành vi dân sự thì họ không có quyền tham gia bầu cử. Nếu trước khi bỏ phiếu 24 giờ họ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn bị mất thì họ sẽ được tham gia bầu cử như bình thường.
Tuy nhiên, những bệnh nhân tâm thần thường sống tự do trong Nhân dân địa phương, vì mạng lưới y tế chuyên khoa chưa phát triển rộng khắp nên chưa khám và xác định được họ. Tuy nhiên, ở địa phương nếu không có điều kiện tổ chức khám và xác nhận của cơ quan y tế, cũng như là hiểu biết của người dân về pháp luật còn thấp nên trong trường hợp trong mà gia đình cam kết và chính quyền địa phương xác nhận họ là người bị tâm thần thì họ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự và không được ghi tên vào danh sách cử tri.