Việc lấy dấu vân tay là một trong những bước bắt buộc để thực hiện quy trình thu nhận thông tin của công dân khi cấp căn cước công dân. Tuy nhiên trên thực tế có một số trường hợp công dân bị mất dấu vân tay hoặc mờ vân tay không thể lấy dấu vân được, vậy thì có được làm thẻ căn cước công dân hay không?
Mục lục bài viết
1. Mất dấu vân tay có làm được làm thẻ căn cước công dân không?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư số 60/2021/TT-BCA quy định về việc thu nhận vân tay của công dân theo các trình tự như sau:
- Thực hiện thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay phải (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út).
- Thực hiện thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay trái (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út).
- Thực hiện thu nhận vân tay phẳng của 2 ngón cái chụm.
- Thực hiện thu nhận vân tay lăn 10 ngón theo thứ tự như sau: Ngón cái phải, ngón trỏ phải, ngón giữa phải, ngón áp út phải, ngón út phải, ngón cái trái, ngón trỏ trái, ngón giữa trái, ngón áp út trái, ngón út trái.
Lưu ý: Đối với trường hợp không thể thu nhận được đủ 10 vân tay của mỗi công dân thì sẽ tiến hành mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.
Do vậy, theo quy định trên thì công dân nếu như bị mất dấu vân tay, không thu được mẫu dấu của đủ 10 ngón thì có thể thực hiện thông báo và mô tả cũng như nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được của mình với cơ quan công an nơi thực hiện thủ tục thu nhận thông tin công dân khi cấp căn cước công dân.
2. Thủ tục cấp Căn cước công dân hiện nay như thế nào?
Bước 1: Tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân:
- Công dân có nhu cầu cấp thẻ Căn cước công dân sẽ đến địa điểm làm thủ tục cấp hoặc sẽ thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp Căn cước công dân.
- Cán bộ sẽ thực hiện tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân nếu như công dân đó đáp ứng đủ các điều kiện.
- Cán bộ thực hiện từ chối tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân và nêu rõ lý do nếu như công dân không đáp ứng đủ các điều kiện cấp Căn cước công dân.
Bước 2: Tiến hành thu nhận thông tin công dân:
Cán bộ thu nhận thông tin sau khi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân sẽ thực hiện công việc sau đây:
- Tiến hành tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân.
+ Sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp Căn cước công dân: áp dụng đối với trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh.
+ Đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp căn cước công dân: áp dụng đối với trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh.
+ Đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp căn cước công dân: áp dụng đối với trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Thực hiện chọn loại cấp Căn cước công dân, sau đó tiến hành mô tả đặc điểm nhận dạng của công dân.
- Thực hiện thu nhập vân tay của công dân theo quy định.
- Tiến hành chụp ảnh chân dung của công dân (Lưu ý: ảnh chân dung là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Nếu như công dân thuộc trường hợp theo tôn giáo, dân tộc thì sẽ mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai).
- Tiến hành in
Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên. - Cán bộ thu nhận thông tin công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên.
- Tiến hành in Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên.
- Tiến hành thu lệ phí.
- Tiến hành cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân.
- Cán bộ thu nhận thông tin công dân sẽ có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cấp Căn cước công dân cho bộ phận phận loại hồ sơ, sau đó chuyển Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) gửi đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú.
- Kể từ khi nhận được Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư, trong hạn 01 ngày làm việc công an cấp xã sẽ tiến hành kiểm tra xác minh và thực hiện phê duyệt, cập nhật thông tin công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bước 3: Thực hiện xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp căn cước công dân:
(1) Trách nhiệm của Công an cấp huyện:
- Thực hiện phân loại hồ sơ đủ điều kiện và không đủ điều kiện, lập danh sách kèm hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân và báo cho Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Trách nhiệm của Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là tiến hành kiểm tra hồ sơ đủ điều kiện và không đủ điều kiện, sau đó thực hiện báo cáo lên Trưởng Công an cấp huyện.
- Trách nhiệm của Trưởng công an cấp huyện là kiểm tra kết quả xử lý hồ sơ và sau đó duyệt danh sách các hồ sơ đủ điều kiện có cấp thẻ Căn cước công dân không (lưu ý: trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì phải có trách nhiệm thông báo cho công dân bằng văn bản).
- Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chuyển dữ liệu điện tử cấp thẻ Căn cước công dân lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư sau khi Trưởng Công an cấp huyện duyệt danh sách hồ sơ đủ điều kiện.
(2) Trách nhiệm của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội:
- Phân loại hồ sơ đủ điều kiện và không đủ điều kiện, lập danh sách kèm hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân và tiến hành báo cáo Đội trưởng Đội căn cước công dân.
- Trách nhiệm Đội trưởng Đội căn cước công dân là kiểm tra các hồ sơ đủ điều kiện và không đủ điều kiện, sau đó báo cáo lên Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
(3) Trách nhiệm của Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư:
- Phân loại hồ sơ phân loại hồ sơ đủ điều kiện và không đủ điều kiện.
- Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư kiểm tra kết quả xử lý hồ sơ và duyệt danh sách hồ sơ đủ điều kiện cấp thẻ Căn cước công dân.
3. Công dân có thể đến đâu để làm thẻ Căn cước công dân?
Căn cứ Điều 27 Luật căn cước 2023 quy định nơi làm thủ tục căn cước công dân gồm có:
(i) Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; hoặc
(ii) Cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.
(iii) Nếu như do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định thì nơi làm thẻ căn cước là cơ quan quản lý căn cước của Bộ công an.
Lưu ý: nếu như cần thiết thì cơ quan quản lý căn cước mục (i) và (ii) có thể tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.
THAM KHẢO THÊM: