Mất chứng minh nhân dân, có được làm thẻ căn cước công dân? Điều kiện, trình tự để xin cấp thẻ căn cước công dân khi làm mất, thất lạc mất CMND mới nhất năm 2021.
Cụ từ căn cước công dân đã không còn trở nên lạ lẫm với công dân Việt Nam những năm gần đây. Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Vậy khi nào thì người công dân Việt Nam được cấp căn cước công dân? Trường hợp nào thì phải xin cấp lại căn cước công dâ? Trường hợp bị mất chứng minh thư nhân dân thì có được xin cấp luôn qua căn cước công dân không hay phải xin cấp lại chứng minh thư nhân dân? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp bạn đọc có thêm được những kiến thức, quy định pháp luật về căn cước công dân cũng như chứng minh thư nhân dân.
Như chúng ta đã biết chứng minh thư nhân dân là một loại giấy tờ pháp lý, giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, được gọi tắt là CMTND hoặc giấy chứng minh. Trong giấy chứng minh thư nhân dân đó có các thông tin như đặc điểm nhận dạng, vân tay của chủ chứng minh thư nhân dân, căn cước,thông tin lai lịch bao gồm quê quán, địa chỉ thường trú của người được cấp và có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên đó.
Cũng từ thời điểm bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2017, Bộ Công an áp dụng mẫu giấy chứng minh nhân dân mới bằng nhựa có kích thước 85,6mm x 53,98mm, trong đó có ghi rõ họ tên cha và mẹ của chủ căn cước công dân, có mã vạch. Ảnh của công dân được in trực tiếp lên thẻ căn cước công dân ;và đặc biệt số chứng minh thư nhân dân trước kia chỉ có 9 chữ số thì nay căn cước công dân mới gồm 12 số.
Mục lục bài viết
1. Các đối tượng được cấp chứng minh thư nhân dân
Đối tượng được cấp chứng minh thư nhân dân Việt Nam là những công dân có độ tuổi từ 14 tuổi trở lên.
Có ba trường hợp tạm thời chưa được cấp chứng minh thư nhân dân bao gồm:
+ Những người dưới 14 tuổi;
+ Người đã trên 14 tuổi nhưng chưa có nhu cầu làm chứng minh thư nhân dân;
+ Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.
Như vậy, chứng minh thư nhân dân được cấp khi công dân đã đủ 14 tuổi để được cấp chứng minh thư và không thuộc vào các trường hợp tạm thời chưa được cấp chứng minh thư nhân dân.
Vậy nếu không may bị mất giấy tờ tùy thân hoặc mất giấy chứng minh thư nhân dân thì việc cấp đổi lại được thực hiện như thế nào.
2. Thủ tục xin cấp lại chứng minh thư nhân dân
Để xin cấp lại chứng minh thư nhân dân cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Sổ hộ khẩu.
– Đơn đề nghị cấp chứng minh thư nhân dân theo mẫu CM03, có ảnh thẻ cá nhân được đóng dấu giáp lai và có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú.
– 02 ảnh thẻ 3×4 với yêu cầu mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không trùm che tai gáy, nếu là phụ nữ thì không để hở ngực.
– Giấy tờ xác nhận bị mất chứng minh nhân dân có dấu xác nhận của
Như vậy, để tiến hành được thủ tục xin cấp lại chứng minh thư nhân dân bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cơ bản như: sổ hộ khẩu, ảnh thẻ, đơn đề nghị xin cấp lại chứng minh thư nhân dân, giấy xác nhận bị mất chứng minh thư nhân dân để được tiến hành cấp lại chứng minh thư nhân dân.
Trong trường hợp bị mất chứng minh thư nhân dân mà người bị mất có nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn được chuyển đổi qua căn cước công dân. Ở thời điểm hiện tại, vấn đề này có thể được thực hiện khi bạn chuẩn bị được đầy đủ giấy tờ cần thiết để xin cấp căn cước công dân và có đủ điều kiện để xin cấp căn cước công dân theo đúng quy định pháp luật về cấp căn cước công dân theo Luật căn cước công dân 2014
3. Điều kiện để được cấp căn cước công dân
Căn cứ theo quy định tại Luật căn cước công dân 2014 Người được cấp thẻ căn cước công dân là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ căn cước công dân.
Việc tính độ tuổi để cấp thẻ căn cước công dân được căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của công dân đó trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trong trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh của người đó chưa có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì căn cứ vào giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu để xác định ngày, tháng, năm sinh của người đó.
Do vậy thủ tục để đăng ký xin cấp thẻ căn cước công dân cũng cần phải có các giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh để chứng minh về ngày, tháng, năm sinh trong trường hợp chưa có thông tin dữ liệu quốc gia, sổ hộ khẩu để chứng minh về địa chỉ thường trú, nơi ở hiện tại.
4. Về thời hạn dùng căn cước công dân
Với chứng minh thư nhân dân thì hạn sử dụng trong vòng 15 năm tính kể từ ngày cấp giấy chứng minh thư nhân dân trong khi đó thẻ căn cước công dân lại có hạn dùng lên đến 25 năm.
Như vậy, thời hạn sử dụng thẻ căn cước công có thời gian lâu hơn chứng minh thư nhân dân trước đó.
Tuy nhiên, dựa vào thời gian sử dụng thẻ căn cước công dân ta có thể thấy mỗi công dân sau đợt cấp thẻ đầu tiên thì các cá nhân khi đến tuổi 25, 40, 60 phải đi đổi mới lại, từ 60 tuổi trở lên không cần thay đổi.
5. Hồ sơ xin cấp thẻ căn cước công dân
Để làm thủ tục xin cấp thẻ căn cước công dân cần phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:
+ Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú KT3 bản chính để các cán bộ công an tiện nhập dữ liệu, kiểm tra và đối chiếu.
+ Giấy khai xin được làm thẻ căn cước công dân theo form có sẵn, bạn chỉ việc điền vào các mục yêu cầu trên giấy và nộp cho công an.
+ Chứng minh nhân dân trong trường hợp đã mất chứng minh thư nhân dân thì người xin cấp căn cước công dân phải có xác nhận hoặc khai báo bị mất chứng minh thư nhân dân.
Như vậy ta có thể thấy việc xin cấp căn cước công dân vẫn hoàn toàn có thể được thực hiện trong trường hợp công dân bị mất chứng minh thư nhân dân. Chỉ cần đủ điều kiện để xin cấp căn cước công dân và làm hồ sơ thủ tục đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về căn cước công dân được quy định trong luật Luật căn cước công dân 2014.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư của
Luật sư tư vấn:
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Khoản 2 Điều 38 Luật căn cước công dân 2014 quy định:
Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Kể từ ngày 01/01/2016, Luật căn cước công dân có hiệu lực, chứng minh nhân dân được thay thế bằng thẻ căn cước công dân. Nếu có yêu cầu, công dân Việt Nam có thể cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
Trường hợp bạn bị mất Chứng minh Nhân dân, bạn có thể làm thủ tục cấp mới thẻ căn cước công dân tại
Theo quy định, khi đăng ký làm thẻ, công dân sẽ không phải xuất trình sổ hộ khẩu và xác nhận của công an địa phương.
Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật căn cước công dân như sau:
“a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.”
Cơ quan Công an tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước công dân sẽ cấp giấy
Do đó,khi bị mất chứng minh thư nhân dân mà bạn có nhu cầu xin cấp hoặc chuyển đổi qua căn cước công dân để sử dụng ta có thể thấy việc xin cấp căn cước công dân vẫn hoàn toàn có thể được thực hiện trong trường hợp công dân bị mất chứng minh thư nhân dân. Chỉ cần đủ điều kiện để xin cấp căn cước công dân và làm hồ sơ thủ tục đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về căn cước công dân được quy định trong luật Luật căn cước công dân 2014.
Trên đây là toàn bộ văn bản cũng như câu trả lời của Luật Dương gia về quy định, thủ tục cũng như điều kiện để được cấp căn cước công dân khi bị mất chứng minh thư nhân dân. Hi vọng bài viết của Luật Dương gia sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin cụ thể và hữu ích về luật hộ tịch nói chung cũng như về việc cấp thẻ căn cước công dân nói riêng.