Mang sổ đỏ đi cầm cố rồi báo mất làm lại có phạm tội không? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mang sổ đỏ đi cầm cố rồi báo mất làm lại có phạm tội không? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi hỏi: Em gái tôi có cầm sổ đỏ của gia đình đứng tên hai vợ chồng nó đi cầm ở tiệm cầm đồ với số tiền là 50 triệu. Nó nói dối là cầm để đáo hạn ngân hàng nhưng trong lúc cầm sổ đỏ, chồng của nó không biết và cũng chẳng công chứng giấy tờ với bên cầm đồ kia và đóng lãi 1 triệu là 3 ngàn mỗi ngày, vay 50 triệu đồng, lãi là 4,5 triệu đồng 1 tháng. Em tôi đã trả được 35 triệu rồi còn lại 15 triệu đúng lúc đó nó bí. Do nó hẹn 150 triệu thanh toán tiền muợn lãi cao không cho chồng nó biết chuyện. Em tôi do mượn tiền góp với tiền nặng lãi nên bị đòi nợ thì nó có gọi điện cho bên tiệm cầm đồ cho nó đưa trước 5 triệu còn 10 triệu có nợ tiền lời rồi cho nó mượn lại sổ đỏ để nó đi vay ngân hàng lấy tiền trả. Em tôi nói vô tiệm cầm đồ đó là không cho mượn lai sổ thì chồng của em tôi sẽ làm đơn có mặt để làm lại sổ đỏ đi vay tiền trả, đến lúc đó sẽ không trả cho tiệm cầm đồ 15 triệu nữa. Bên tiêm cầm đồ cũng nói tùy không trả thì thôi thích đi làm sổ đỏ lại thì cứ đi mà làm thoải mái. Hai vợ chồng nó đi báo công an là làm mất sổ trong suốt thời gian làm lại sổ đỏ theo đúng pháp luật của nhà nước, bên tiệm cầm đồ đều biết hết. Vậy mà nay đã 2 năm rồi bên tiệm cầm đồ làm đơn thưa vợ chồng nó lừa đảo. Vậy cho tôi hỏi vợ chồng nó có bi khởi tố không vậy?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân gia đình năm 2014
Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009
2. Nội dung tư vấn:
Theo bạn trình bày, sổ đỏ em bạn mang đi cầm cố đứng tên hai vợ chồng em gái bạn nên quyền sử dụng đất này được coi là tài sản chung của vợ chồng. Do đó khi em gái bạn thực hiện giao dịch đối với quyền sử dụng đất mà không được sự đồng ý của chồng em gái bạn thì giao dịch này sẽ vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:
Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.
Theo đó thì chồng của em gái bạn có quyền nhờ tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2005:
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Như vậy việc cầm cố sổ đỏ giữa em gái bạn và chủ tiệm cầm đồ không có giá trị pháp lý, nghĩa là nếu em bạn không trả được nợ thì chủ tiệm cầm đồ không có quyền bán mảnh đất hay thu hồi mảnh đất này để trừ nợ.
Bên cạnh đó tại Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về lãi suất cho vay như sau:
Điều 476. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN, lãi suất cơ bản hiện nay là 9%/năm. Trong khi đó chủ tiệm cầm đồ cho em bạn vay với lãi suất 3 nghìn/ 1 triệu/ 1 ngày, tương đương với 109,5%/năm. Vì lãi suất cho vay này cao hơn pháp luật cho phép nên khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến hợp đồng vay, Tòa án sẽ không chấp nhận mức lãi suất này.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tại Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Theo quy định trên, em bạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu em bạn dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tiệm cầm đồ. Tuy nhiên theo bạn trình bày em gái bạn mang sổ đỏ đi cầm cố sau đó vì em bạn nợ nhiều nên muốn lấy sổ đỏ ra trước để vay ngân hàng rồi trả nợ tiếp nhưng chủ tiệm cầm đồ không đồng ý. Vì vậy em bạn đã báo mất sổ đỏ và đi làm lại để vay ngân hàng nhưng khi làm lại em bạn đã thông báo với chủ tiệm cầm đồ, chủ tiệm cầm đồ biết nhưng không ngăn cản. Do đó em bạn không lừa đối chủ tiệm cầm đồ nên không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.