Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành kinh doanh cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, một trong cũng nghĩa vụ đó nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật. Theo đó, mã số thuế là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mã số thuế doanh nghiệp là gì?
- 2 2. Thời hạn bắt buộc đăng ký mã số thuế doanh nghiệp:
- 3 3. Trình tự, thủ tục đăng ký mã số thuế mới cho doanh nghiệp:
- 4 4. Mức phạt đối với vi phạm thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
- 5 5. Pháp luật quy định xử lý như thế nào đối với hành vi trốn thuế:
- 6 6. Trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế của pháp nhân thương mại:
1. Mã số thuế doanh nghiệp là gì?
Mã số thuế doanh nghiệp là một dãy các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo qui định của Luật, Pháp lệnh thuế, phí và lệ phí (gọi chung là Pháp luật về thuế), bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
* Cấu trúc của mã số thuế
Theo quy định Khoản 2, Điều 4,
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13
Nhóm mã số thuế 10 số:
N1N2 là số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo danh Mục mã phân Khoảng tỉnh (đối tượng kinh doanh) hoặc số không phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế (đối với mã số thuế cấp cho các cá nhân khác).
N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong Khoảng từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
Nhóm mã số thuế 13 số:
Mười số từ N1 đến N10 được cấp cho đơn vị chính và doanh nghiệp thành viên.
Dấu gạch ngang là ký tự để phân tách nhóm 10 số đầu và nhóm 3 số cuối.
Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 được đánh theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của người nộp thuế độc lập và đơn vị chính
* Nguyên tắc cấp mã số thuế
Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy định tại Điều 21 của Luật quản lý thuế.
Tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5,
Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.
Mã số thuế của tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng cho, thừa kế được giữ nguyên.
Mã số thuế 10 số được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật (sau đây gọi là “Đơn vị độc lập”); đại diện hộ kinh doanh và cá nhân khác quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Thông tư 95/2016/TT-BTC, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5, Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Mã số thuế 13 số được cấp cho:
– Các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của
Mã số thuế doanh nghiệp tiếng Anh là: “Corporate tax code”.
Theo đó, mã số thuế doanh nghiệp tiếng Anh được hiểu là:
Enterprise identification number is a series of numbers created by the national enterprise registration information system, issued to each enterprise upon its establishment and recorded on the enterprise registration certificate. Each business will have a unique code and can not be reused to grant to other business.
2. Thời hạn bắt buộc đăng ký mã số thuế doanh nghiệp:
– Trong thời hạn trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cũng như các chi nhánh của doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp. Nếu trong thời hạn quy định mà doanh nghiệp không thực hiện, không chấp hành đúng theo yêu cầu thì phải tự chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý Thuế và bị thu hồi giấy phép Đăng ký kinh doanh.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký mã số thuế mới cho doanh nghiệp:
Đăng ký mã số thuế mới cho DN được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
3.1. Trình tự đăng ký mã số thuế mới cho doanh nghiệp:
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư thì chủ thể nộp thuế phải chuẩn bị đầu đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế để gửi cho cơ quan Thuế để trình lên cơ quan Thuế hoàn tất thủ tục đăng ký mã số thuế.
– Cách thức gửi hồ sơ: DN có thể trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế cho cơ quan quản lý Thuế tại Cục Thuế hoặc gửi thông qua đường bưu điện.
3.2. Hồ sơ đăng ký mã số thuế:
– Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê khai kèm theo (nếu có). Trên tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ mã số thuế gồm 13 chữ số đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo.
– Bản sao giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp (không yêu cầu chứng thực).
– Các bảng kê khai kèm theo (nếu có) bao gồm:
+ Bản kê khai các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK01.
+ Bản kê khai các kho hàng trực thuộc theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK02.
+ Bản kê khai các nhà thầu phụ theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BL03.
– Số lượng hồ sơ: 01 bản.
– Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký mã số thuế đối với các hồ sơ đăng ký mã số thuế được nộp trực tiếp tại Cục Thuế (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung do lỗi của chủ thể kê khai thuế).
4. Mức phạt đối với vi phạm thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
+ Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
Đồng thời, buộc nộp hồ sơ khai thuế.
5. Pháp luật quy định xử lý như thế nào đối với hành vi trốn thuế:
Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
– Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
+ Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập
+ Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
+ Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
+ Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
+ Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
– Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
– Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
– Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
– Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
* Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước
– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).
6. Trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế của pháp nhân thương mại:
– Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại mục 1.1. nêu trên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định mục 1.2 nêu trên , thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại mục 1.3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài Chính;
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
–