Ly hôn xong ở cùng nhà, ngủ chung giường có được không? Đây là thực trạng diễn ra rất nhiều trong cuộc sống hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Quy định về ly hôn hiện nay:
Ly hôn chính là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng trên cơ sở bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Ly hôn hiện nay có 02 hình thức, đó là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Căn cứ để Tòa giải quyết ly hôn đối với từng trường hợp như sau:
* Đối với ly hôn thuận tình:
Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nếu như cả hai vợ chồng đều mong muốn, thuận tình đi đến chấm dứt hôn nhân, đã thỏa thuận được vấn đề về con cái ai nuôi dưỡng và việc chăm sóc, trông nom, cấp dưỡng cho con ra sao?, tài sản chung phân chia thế nào?thì khi đó Tòa án sẽ chấp thuận việc ly hôn của vợ chồng theo đúng trình tự và thủ tục ly hôn.
Trường hợp nếu như vợ chồng không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng mà không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của vợ và con thì khi đó Tòa án sẽ giải quyết.
* Đối với ly hôn đơn phương:
Căn cứ để ly hôn đơn phương theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình như sau: Vợ hoặc chồng có đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn đơn phương, đã qua thủ tục hòa giải tại Tòa án nhưng không hòa giải thành thì Tòa sẽ căn cứ trên những cơ sở sau để xem xét việc có chấp thuận đơn khởi kiện ly hôn đơn phương không, cụ thể là:
– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình: tức là người khởi kiện ly hôn đơn phương phải có bằng chứng chứng minh việc người còn lại có hành vi bạo lực gia đình (bạo lực ở đây có thể là bạo lực tinh thần như thường xuyên chửi bởi, làm nhục,…; bạo lực thể chất đánh, đập,…)
– Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích có yêu cầu ly hôn.
– Có bằng chứng chứng minh vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng và dẫn đến cuộc hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống với nhau được nữa, mục đích cuộc hôn nhân không đạt được. Theo đó:
+ Tình trạng hôn nhân, cuộc sống trầm trọng được hiểu là:
Vợ, chồng không có sự gắn kết, yêu thương lẫn nhau, sống chung nhà nhưng mạnh ai người đó sống, không giúp đỡ, bàn bạc những chuyện chung trong gia đình.
Vợ, chồng luôn chì chiết, ngược đãi nhau về tinh thần cũng như thể chất như lăng mạ, làm nhục,… đối phương.
Vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình đã bị phát hiện, nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục tiếp diễn hành vi ngoại tình đó.
+ Tình trạng hôn nhân không thể kéo dài phải được căn cứ vào tình trạng hôn nhân trầm trọng và những hành vi đó được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài. Như vậy có căn cứ cho rằng hôn nhân của vợ chồng sẽ không được hạnh phúc, không có khả năng hàn gắn lại và việc chấm dứt quan hệ hôn nhân chỉ là sớm hay muộn.
+ Mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được: chính là giữa vợ chồng không còn sự yêu thương, chăm sóc lẫn nhau; quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng không có sự bình đẳng; vợ, chồng không cơ sự tôn trọng lẫn nhau;…
2. Ly hôn xong ở cùng nhà, ngủ chung giường có được không?
Như phân tích tại mục 1, ly hôn được hiểu là thủ tục pháp lý đã làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng trên phương diện pháp luật, tức được hiểu quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng đã chấm dứt.
Theo Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền lưu cư của vợ chồng khi ly hôn như sau:
– Đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn sẽ thuộc sở hữu riêng của người đó.
– Nếu như một trong hai bên có khó khăn về chỗ ở thì vẫn sẽ được quyền lưu cư trong khoảng thời gian 06 tháng tính từ ngày quan hệ hôn nhân chấp dứt (ngoại trừ các bên có thỏa thuận khác).
Như vậy, pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng như pháp luật liên quan không có quy định chấm việc vợ, chồng đã hoàn tất thủ tục ly hôn vẫn ở cùng nhà, ngủ chung giường. Do đó, việc ly hôn xong mà một trong hai bên có khó khăn về chỗ ở thì sẽ pháp lưu cư trong thời gian là 06 tháng, trường hợp trên 06 tháng hai vợ, chồng có đồng thuận vẫn tiếp tục ở chung nhà với nhau thì pháp luật không cấp, việc này sẽ xuất phát từ ý chí tự nguyện và mong muốn của cả hai vợ, chồng.
Thực tế, việc này cũng đã và đang xảy ra khá nhiều trong cuộc sống hiện nay. Nhiều cặp vợ, chồng sau khi ly hôn vẫn thỏa thuận sẽ cùng sống chung một nhà để đảm bảo một cuộc sống yên ấm cho con cái có đủ bố và mẹ, họ vẫn muốn giấu không cho con biết việc mình đã ly hôn vì con còn quá nhỏ, họ muốn đợi khi con lớn hơn, hiểu biết hơn sẽ chính thức nói rõ cho con biết bố mẹ đã ly hôn. Hoặc có những trường hợp khác vì lý do đối phương chưa tìm được chỗ ở mới, hoặc chưa có đủ điều kiện để dọn đi chỗ khác ở nên vì tình nghĩa vợ chồng bao năm trước đây mà vẫn chấp nhận cho nhau ở chung nhà nhưng cuộc sống của ai người đó lo, không ai quan tâm đến cuộc sống, đến mối quan hệ của ai,….
3. Sau khi ly hôn sống cùng nhà, ngủ chung giường có bị xử phạt không?
Như mục 2 đã phân tích, pháp luật về hôn nhân gia đình không có quy định cụ thể nào về việc vợ chồng trở về sống chung với nhau sau khi ly hôn hoặc quy định về vợ chồng phải chuyển ra ở khác nhau sau khi ly hôn. Do đó, việc đã ly hôn và tiếp tục sống chung với nhau thì được xem là trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, nếu vợ chồng đã ly hôn mà vẫn tiếp tục ở cùng nhà, ngủ chung giường thì sẽ không được công nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp vì trước đó đã giải quyết ly hôn là quan hệ vợ chồng đã chấm dứt, chính vì vậy quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng sẽ không phát sinh. Hiện tại cũng không có quy định nào cấm hay áp dụng chế tài xử phạt việc vợ chồng đã ly hôn mà vẫn tiếp tục sống chung với nhau. Do đó, việc sống chung sau ly hôn không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
4. Sau khi ly hôn, vợ chồng muốn kết hôn lại được không?
Căn cứ Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định điều kiện để được kết hôn tại Việt Nam bao gồm:
– Về độ tuổi: nam phải đủ từ 20 tuổi trở lên; nữa phải đủ từ 18 tuổi trở lên.
– Nam, nữ kết hôn trên tinh thần tự nguyện.
– Nam, nữ đảm bảo có đủ năng lực hành vi dân sự.
– Việc kết hôn không nằm trong các trường hợp bị cấm kết hôn, cụ thể như sau:
+ Kết hôn giả tạo.
+ Ly hôn giả tạo.
+ Hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn; cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn.
+ Hành vi ngoại tình, cụ thể là đối tượng đang có vợ, có chồng nhưng lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng nhưng kết hôn hoặc chung sống với người đã có vợ, đã có chồng.
+ Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những đối tượng cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; mẹ vợ với con rể; cha chồng với con dâu; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng.
Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện không cấm vợ, chồng đã ly hôn giờ lại kết hôn lại. Do đó, chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trên thì vẫn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn lại bình thường.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật hôn nhân và gia đình 2014.