Lưu ý về hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và cá nhân. Thủ tục đảm bảo tính chất pháp lý của hợp đồng giữa doanh nghiệp và cá nhân.
Lưu ý về hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và cá nhân. Thủ tục đảm bảo tính chất pháp lý của hợp đồng giữa doanh nghiệp và cá nhân.
Tóm tắt câu hỏi:
xin tư vấn về hợp đồng giữa doanh nghiệp và cá nhân ,những thủ tục giấy tờ cần thiết nhằm đảm bảo đúng trình tự ,pháp luật việt nam (giấy tờ đảm bảo cho việc nếu xảy ra tranh chấp )?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Tại Việt Nam, hợp đồng được xác lập bằng các hình thức: bằng văn bản, bằng miệng hoặc bằng hành vi đều có giá trị pháp lý, ngoại trừ
Theo Điều 402 “Bộ luật dân sự 2015”: “Nội dung của hợp đồng dân sự:
Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, phương thức thanh toán;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
7. Phạt vi phạm hợp đồng;
8. Các nội dung khác.”
Do bạn không trình bày rõ cá nhân ký kết hợp đồng này vì mục đích dân sự hay thương mại, vậy nên, chúng tôi sẽ chia thành 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu cá nhân ký kết hợp đồng này vì mục đích sinh lợi thì hợp đồng giữa doanh nghiệp và cá nhân này là
Theo Điều 301 Luật Thương mại 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”
Do vậy, mức phạt vi phạm quy định trong hợp đồng không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp 2: Nếu cá nhân ký kết hợp đồng này không vì mục đích sinh lợi thì hợp đồng giữa doanh nghiệp với cá nhân này là hợp đồng dân sự. Về nội dung hợp đồng, bạn có thể lựa chọn các điều khoản được quy định tại Điều 402 “Bộ luật dân sự 2015”. Cơ quan giải quyết tranh chấp trong trường hợp này chỉ có thể là Tòa án. Về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng:
Theo khoản 2 Điều 422 “Bộ luật dân sự 2015”: “Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.”
Do vậy, hợp đồng dân sự không bị giới hạn về mức phạt vi phạm, mức phạt này bạn nên thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng.
Dù là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại, trong hợp đồng cũng cần có điều khoản trình bày rõ ràng về tư cách pháp lý của doanh nghiệp và cá nhân ký kết hợp đồng, có đính kèm giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý đó.