Hiện nay Nhà nước luôn chú trọng quan tâm đến vấn đề lao động của người khuyết tật. Dưới đây là những lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng người lao động khuyết tật?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là người khuyết tật?
Người khuyết tật là người khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
Hiện nay, Nhà nước luôn đưa ra những chính sách, biện pháp hỗ trợ người khuyết tật. Cụ thể, Điều 33 Luật người khuyết tật 2010 quy định về việc làm đối với người khuyết tật như sau:
– Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật. Tức, Nhà nước luôn đưa ra những biện pháp, chính sách để hỗ trợ người lao động có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với tình trạng sức khỏe của họ.
– Nhà nước cũng quy định rõ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật. Khi người lao động đủ tiêu chuẩn được tuyển dụng vào làm việc, người sử dụng lao động không được gây khó dễ, hay đưa ra ra những lý do không phù hợp để từ chối tuyển dụng người lao động khuyết tật. Đặc biệt, có rất nhiều trường hợp công ty, doanh nghiệp đưa ra những tiêu chuẩn mang tính chất cực đoan, trái với quy định của pháp luật để người lao động không có cơ hội được làm việc tại đó. Chính vì vậy, trong điều luật này, pháp luật cũng quy định rõ về việc người sử dụng lao động không được đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
– Trong quá trình tuyển dụng, nhận người lao động vào làm việc, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật. Ở đây, Nhà nước đưa ra quy định về việc người sử dụng lao động phải tạo điều kiện hỗ trợ, để người lao động được làm việc trong một môi trường tốt nhất, phù hợp với tình hình sức khỏe của họ.
Thực tế, người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần. Do đó, vấn đề lao động, làm việc của họ cũng gặp phải những khó khăn, cản trở nhất định. Tuy nhiên, Nhà nước luôn đưa ra những quy định để điều chỉnh hoạt động lao động của người lao động được diễn ra một cách ổn định và tốt nhất.
2. Những lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng người lao động khuyết tật?
Các doanh nghiệp trong quá trình sử dụng người lao động khuyết tật phải lưu ý các vấn đề cụ thể sau đây:
+ Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử giữa người khuyết tật và các lao động khác.
+ Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lao động khuyết tật.
+ Người sử dụng lao động không được bố trí lao động khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại
+ Người sử dụng lao động phải cho người lao động khuyết tật nghỉ phép 14 ngày/năm.
+ Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động khuyết tật làm thêm giờ khi họ đồng ý.
Đặc điểm của những lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng người lao động khuyết tật cụ thể như sau:
– Thứ nhất, về việc người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử giữa người khuyết tật và các lao động khác. Khoản 1, Điều 8
– Thứ hai, về việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lao động khuyết tật. Theo quy định tại Điều 159 Bộ luật lao động 2019, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể và rõ ràng về việc sử dụng người lao động khuyết tật. Theo đó, người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật. Đồng thời, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ. Như vậy, trong quá trình sử dụng người lao động khuyết tật làm việc tại doanh nghiệp, công ty mình, người sử dụng lao động phải đảm bảo một cách đầy đủ, nghiêm túc về việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Điều này giúp người lao động khuyết tật được bảo đảm về tình hình sức khỏe, có nền tảng sức khỏe ổn định nhất để phát triển.
Cùng với đó, Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động, hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động khuyết tật ít nhất 06 tháng một lần. Trong trường hợp người sử dụng lao động không đảm bảo về việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động khuyết tật thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Thứ ba, về việc người sử dụng lao động không bố trí lao động khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại. Người lao động khuyết tật là những người bị khiếm khuyết về mặt sức khỏe thể chất, tinh thần. Vậy nên, việc để người lao động khuyết tật làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe của họ. Cùng với đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với người khuyết tật. Đồng thời, khoản 2 Điều 160 Bộ luật lao động 2019 nêu rõ, sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó là hành vi bị nghiêm cấm.
Như vậy, trong quá trình sử dụng người lao động khuyết tật làm việc cho doanh nghiệp, công ty mình, chủ doanh nghiệp, công ty phải đảm bảo điều kiện an toàn lao động cho người sử dụng lao động. Tức, không bắt buộc người lao động khuyết tật làm việc nặng nhọc, độc hại, Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ, với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nằm trong danh mục mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã công bố, doanh nghiệp buộc phải cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó cho người lao động là người khuyết tật biết. Người lao động khuyết tật sẽ nắm bắt đầy đủ những thông tin của công việc đó. Sau khi đã nắm rõ thông tin của công việc mà người lao động khuyết tật vẫn đồng ý làm việc thì doanh nghiệp mới được phép sử dụng người lao động khuyết tật thực hiện các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Thứ tư, người sử dụng lao động phải cho người lao động khuyết tật nghỉ phép 14 ngày/năm.
Điểm b khoản 1 Điều 113
– Thứ năm, người sử dụng lao động chỉ sử dụng lao động khuyết tật làm thêm giờ khi họ đồng ý.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 160 Bộ luật Lao động năm 2019, sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý là hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, người sử dụng lao động không được để người lao động khuyết tật nặng làm việc thêm giờ. Trừ trường hợp người khuyết tật đồng ý.
Như vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức rõ ràng và cụ thể về vấn đề sử dụng người lao động khuyết tật của doanh nghiệp. Các quy định này là cơ sở để người sử dụng lao động sử dụng lao động khuyết tật một cách đúng đắn, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, quyền lợi hợp pháp của người lao động khuyết tật.
3. Ý nghĩa của những chính sách dành cho lao động khuyết tật mà Nhà nước đưa ra:
Những quy định về việc sử dụng người lao động khuyết tật trong quan hệ lao động có ý nghĩa, giá trị đặc biệt sâu sắc đối với sự phát triển chung của xã hội, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân bị khuyết tật.
– Thứ nhất, nó giúp người khuyết tật có điều kiện để phát triển, hòa nhập với xã hội, sống một cuộc đời có ích. Bản thân người khuyết tật đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi về sự phát triển tự nhiên do khiếm khuyết cơ thể. Vậy nên, những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để người lao động được đi làm giúp người lao động có cơ hội được phát triển, sống vui vẻ, hạnh phúc và tích cực hơn.
– Thứ hai, việc tạo điều kiện cho người khuyết tật được lao động, giúp tạo nên sự công bằng, ổn định chung trong công tác quản lý Nhà nước của cơ quan Nhà nước. Quyền con người, quyền công dân được đảm bảo. Lúc này, những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam sẽ phát huy đến mức tối đa những giá trị cốt lõi của nó. Từ đó, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.
– Thứ ba, chính sách dành cho lao động khuyết tật giúp thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Bản chất chung nhất của sự phát triển là lao động. Có lao động, con người ta mới có cơ hội, điều kiện để tiếp xúc với sự phát triển tự nhiên. Từ đó, tạo ra giá trị của cải vật chất. Người lao động khuyết tật cũng vậy. Khi tham gia lao động, người khuyết tật cũng có thể góp sức của mình vào việc phát triển đất nước, góp phần tăng trọng sự phát triển chung của kinh tế nước nhà.
Khi những giá trị công bằng, bình đẳng, tương thân tương ái của con người Việt Nam được đảm bảo và phát huy trọn vẹn giá trị, đất nước ta sẽ đạt được sự phát triển toàn diện nhất, con người sẽ có cơ hội để phát triển, bao gồm cả người khuyết tật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Bộ luật lao động năm 2019
- Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015