Thử việc về bản chất chính là sự thoả thuận tự nguyện của các bên, quá trình thử việc đóng vai trò vô cùng quan trọng để đánh giá về năng lực và trình độ ... trước khi quyết định ký hợp đồng lao động chính thức. Trong quá trình thử việc, nhiều người thắc mắc: Mức lương thử việc có được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hay không?
Mục lục bài viết
1. Lương thử việc có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng?
1.1. Lương thử việc có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo
Đồng thời bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 26
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật lao động năm 2019 hiện hành có quy định về tiền lương của người lao động, theo đó thì có thể thấy:
– Tiền lương của người lao động chính là số tiền mà người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động theo sự thỏa thuận của các bên để họ thực hiện công việc và đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của họ, tiền lương sẽ bao gồm mức lương theo công việc hoặc mức lương theo chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo đúng quy định của pháp luật;
– Mức lương theo công việc, hoặc mức lương theo chức danh theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
– Người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương cho những người lao động một cách bình đẳng và minh bạch, không phân biệt giới tính hoặc không phân biệt giữa những người lao động với nhau khi họ làm cùng một công việc có giá trị tương đương nhau.
Như vậy theo các điều luật nêu trên thì có thể thấy, tiền lương thử việc của người lao động cũng sẽ được xem là tiền lương nói chung theo như phân tích ở trên. Và như vậy thì cho dù đó là lương thử việc, nhưng mức lương này cũng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc, và tiền lương thử việc cũng sẽ không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Vậy thì nếu như người sử dụng lao động trả tiền lương thử việc cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
1.2. Mức xử phạt đối với hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng:
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, người sử dụng lao động sẽ không được phép trả lương thử việc cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Và nếu như người sử dụng lao động trả lương thử việc cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Khi đó thì các chủ thế này sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức xử phạt đối với hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được ghi nhận cụ thể như sau:
Thứ nhất, các chủ thể là người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì sẽ phải chịu mức xử phạt dao động như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng từ 01 người đến 10 người;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng từ 11 người đến 50 người lao động;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng từ 51 người lao động trở lên.
Thứ hai, một số biện pháp khắc phục hậu quả khi thực hiện hành vi vi phạm nêu trên đó là:
– Buộc người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, trả lãi đối với khoản tiền lương trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố vào thời điểm xử phạt khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
– Buộc người sử dụng lao động phải thực hiện hoạt động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng bảo hiểm xã hội y tế và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, ngoài ra còn phải cộng thêm một khoản tiền lãi của số tiền đó được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước được công bố vào thời điểm xử phạt cho người lao động khi thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, khi người sử dụng lao động có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng trong quá trình thử việc thì tùy theo số lượng người lao động mà các chủ thể vi phạm sẽ có mức phạt khác nhau, trong quá trình phân tích ở trên thì mức phạt tối đa sẽ là 75.000.000 đồng. Ngoài ra thì người sử dụng lao động còn phải thực hiện hành vi đó là trả đủ khoản tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả và số tiền lương trả thiếu cho người lao động, khoản tiền lãi này sẽ được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước được công bố vào thời điểm xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng thử việc có cần quy định cụ thể về mức lương thử việc hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hợp đồng thử việc, theo đó thì có thể hiểu hợp đồng thử việc như sau:
– Thử việc chính là quá trình thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, việc thỏa thuận này sẽ được ghi nhận trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc;
– Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Sẽ không được áp dụng thử việc đối với những người lao động khi họ tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể thấy, nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc sẽ bao gồm những vấn đề cơ bản như sau:
– Tên, kèm theo địa chỉ của người sử dụng lao động, họ và tên cùng với chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động (hay còn gọi là đại diện hợp pháp của công ty);
– Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, thông tin giấy tờ tùy thân … của người lao động;
– Công việc và địa điểm mà người lao động cần phải làm việc;
– Thời hạn của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và theo sự thỏa thuận của các bên;
– Mức lương theo công việc và theo chức danh, hình thức trả lương và thời hạn trả lương cùng với các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật;
– Chế độ nâng lương và nâng bậc lương theo quy định của pháp luật;
– Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động;
– Các trang bị bảo hộ dành cho người lao động trong một số trường hợp đặc biệt;
– Quy định về vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
– Và một số nội dung khác không trái với quy định của pháp luật và phù hợp với sự thỏa thuận của các bên.
Như vậy thì có thể thấy, trong hợp đồng thử việc cần phải nêu rõ nội dung về mức lương, các bên cần phải thỏa thuận về mức lương trong hợp đồng thử việc phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của các bên, tuy nhiên cũng cần phải phù hợp với quy định của pháp luật như đã phân tích ở trên. Liên quan đến tiền lương thì các bên cũng cần phải thỏa thuận một số nội dung như hình thức trả lương, thời hạn trả lương và phụ cấp lương …
3. Quy định của pháp luật về thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Bộ luật lao động năm 2019 hiện hành có ghi nhận về thời gian thử việc, thời gian thử việc về cơ bản sẽ do các bên tự thỏa thuận dựa vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc tuy nhiên cần phải đảm bảo một số điều kiện sau đây:
– Thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc sẽ không quá 180 ngày đối với các công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc sẽ không kéo dài quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và trình độ kĩ thuật từ bậc cao đẳng trở lên;
– Thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc sẽ không kéo dài quá 30 ngày đối với các công việc có chức danh nghề nghiệp cần đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật ở mức trung cấp, liên quan đến các công nhân kĩ thuật và nhân viên nghiệp vụ theo quy định;
– Thời gian thử việc sẽ không quá 06 ngày đối với các việc làm ngoài trường hợp như trên.
Như vậy thì có thể thấy, về cơ bản thì thời gian thử việc được ghi nhận trong hợp đồng thử việc sẽ do các bên thỏa thuận, tuy nhiên vấn đề thỏa thuận này vẫn phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật, và không được vượt quá thời gian tối đa theo như phân tích ở trên. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý rằng, chỉ được phép thử việc một lần đối với một công việc nhất định. Đồng thời thì trong thời gian thử việc nêu trên, mỗi bên hoàn toàn có quyền hủy hợp đồng thử việc đã giao kết mà không cần phải tiến hành hoạt động báo trước cho bên còn lại, và quá trình hủy hợp đồng cũng không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.