Trong xã hội hiện nay, tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động và các doanh nghiệp. Tiền lương có tác dụng để bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Cùng tìm hiểu lương ngừng việc là gì? Quy định về trả tiền lương ngừng việc?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tiền lương ngừng việc:
Tiền lương ngừng việc được hiểu như sau:
Lương ngừng việc được hiểu là một khoản tiền lương người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ không làm việc mà không do lỗi của họ, theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận.
Theo Điều 99
“Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Theo quy định của pháp luật, những trường hợp ngừng việc mà người lao động nhận được lương được quy định như sau:
Trên thực tế, không phải trong tất cả các trường hợp người lao động cũng nhận được tiền lương ngừng việc mà phụ thuộc vào yếu tố lỗi do phía bên người lao động hay người sử dụng lao động hay lý do khách quan.
– Trong trường hợp nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải ngừng việc thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả người lao động tiền lương theo đúng hợp đồng lao động.
– Trong trường hợp nếu lỗi do phía người lao động thì đương nhiên người lao động đó sẽ không được trả lương. Trong trường hợp, do lỗi của người lao động khiến những người lao động khác trong cùng nơi làm việc thì những người lao động còn lai trong nơi làm việc đó sẽ được trả lương theo thỏa thuận của hai bên với điều kiện không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
– Trong trường hợp lỗi do yếu tố khách quan không thuộc về doanh nghiệp và người lao động: Nếu ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Như vậy, ta nhận thấy, chỉ trong trường hợp do bên người sử dụng lao động hoặc do lý do khách quan thì các chủ thể là người lao động mới có thể nhận lương ngừng việc.
2. Cách xác định tiền lương chi trả cho người lao động ngừng việc:
2.1. Ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động:
Theo Khoản 1 Điều 99 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định: Nếu ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Cùng với đó, khoản 5 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương: Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
Theo quy định của pháp luật, nếu phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động phải nghỉ làm nhưng vẫn sẽ được tính thời gian làm việc hưởng lương. Trong thời gian ngừng việc, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với số ngày ngừng việc.
2.2. Ngừng việc do lỗi của người lao động:
Theo khoản 2 Điều 99 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định: Nếu ngừng việc do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
Từ quy định được nêu cụ thể bên trên, người lao động phải ngừng việc do lỗi của mình thì sẽ không được trả lương.
Trong khi đó, những người lao động khác trong cùng đơn vị với người lao động đó mà không có lỗi nhưng phải ngừng việc thì được trả lương theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, mức lương mà các chủ thể này được trả không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Theo quy định tại Điều 3
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Dựa vào khu vực cụ thể nơi người lao động làm việc mà mức lương tối thiểu vùng sẽ khác nhau dẫn tới mức lương ngừng việc cũng có sự chênh lệch nhất định.
2.3. Ngừng việc vì sự cố điện, nước; thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, di dời địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước vì lý do kinh tế:
Theo khoản 3 Điều 99 Bộ Luật lao động năm 2019, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên vẫn được thỏa thuận về tiền lương ngừng việc.
Hiện nay, giới hạn mức lương theo thỏa thuận đã có sự thay đổi. Cụ thể:
– Trường hợp người lao động ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Trường hợp người lao động phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo quy định được nêu trên, người lao động chỉ được đảm bảo tiền lương không thấp hơn lương tối thiểu trong 14 ngày đầu ngừng việc hoặc ngừng việc dưới 14 ngày. Nếu phải ngừng việc trên 14 ngày thì không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động ít nhất bằng lương tối thiểu vùng.
Như vậy, ta nhận thấy, tiền lương ngừng việc của người lao động trong trường hợp vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế có thể giảm đáng kể so với trước đây. Quy định này có ý nghĩa quan trọng nhằm chia sẻ một phần khó khăn với người sử dụng lao động khi phải tạm dừng kinh doanh bởi các nguyên nhân khách quan.
3. Một số các quy định khác của pháp luật liên quan đến lương ngừng việc:
Theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về việc điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động có nội dung cụ thể như sau:
“3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp người sử dụng lao động điều chuyển người lao động làm một công việc khác với hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động cần phải thực hiện một số biện pháp nhất định để đền bù cho người lao động, tránh việc người lao động chịu thiệt thòi. Nếu trong trường hợp, người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì người sử dụng lao động bắt buộc phải trả lương ngừng việc cho người lao động theo đúng quy định của pháp luât hiện hành. Quy định này được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Cần lưu ý đối với trường hợp người sử dụng lao động ngưng việc với người lao động do lỗi của bên người sử dụng hay do yếu tố khách quan thì thời gian ngừng việc được tính trong thời gian làm việc của người lao động.